Tổ tiên dặn: Sống ở đời tránh 2 việc khiến gia đình lụi bại, 3 đời nghèo khó
Sống xa xỉ vô độ và không biết nhận lỗi là hai việc khiến gia đình lụi bại, 3 đời nghèo khó không ngóc đầu lên được.

Sống xa xỉ vô độ
Tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp mà đời nào, giai đoạn nào bạn cũng phải gìn giữ và phát huy.
Một gia đình muốn hưng thịnh lâu dài, một quốc gia muốn giàu mạnh mãi mãi, bên cạnh việc phấn đấu và nỗ lực thì đều phải dựa vào cần kiệm, tiết chế. Con người sống ở đời chỉ biết xa xỉ, buông thả, ham dục vọng, thuận theo ham muốn sớm muộn gì cũng trên đà suy vong.
Người giàu cần phải tiết kiệm, còn người nghèo càng cần phải tiết kiệm hơn. Bởi thế mới có câu nói miệng ăn núi lở, nhiều gia đình cả 2 vợ chồng đều thành công trong sự nghiệp, kiếm rất nhiều tiền nhưng không biết chi tiêu hợp lý, được đồng nào xào đồng ấy, thì chả mấy chốc mà nhẵn túi, tới khi có việc đột xuất mới thấy chẳng có nổi một xu.
Không biết nhận lỗi
Người ta sinh ra ở đời vốn chẳng có ai là hoàn hảo, kiểu gì cũng có điểm yếu riêng. Trong cuộc sống, đôi khi đã cố gắng rất nhiều nhưng kết quả vẫn không như mong đợi.
Thế nhưng, xin hãy nhớ rằng, "tiên trách kỷ hậu trách nhân", trước khi trách người khác hãy tự biết nhìn nhận lại bản thân mình, đừng bao giờ sống mà chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Kiểu người thích đổ lỗi sẽ khiến người khác coi thường, dù trong gia đình hay ngoài xã hội đều sẽ bị cô lập.
Người thân tột gia đình, biết người thân mình phạm lỗi, mà vẫn cố chấp bao che thì suy vong là điều khó tránh.
Xem thêm: Vì sao tổ tiên dặn "đừng nuôi quá 2 con chó trong nhà"?
Đọc thêm
Theo quan niệm của người xưa, mồ mả tổ tiên ông bà mà bị phạm phong thủy thì con cháu cõi trần bị ảnh hưởng nặng nề.
Mới đọc qua sẽ thấy câu nói này dường như chỉ đàn ông sợ cô đơn, đàn bà sợ góa chồng, cả hai đều ý nói hôn nhân không hạnh phúc. Nhưng xem kỹ thì nó có ý nghĩa vô cùng sâu xa.
Vì sao người xưa dặn dò rằng rắn vào nhà không được đánh, hãy cùng tìm hiểu.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.