Sự thiên vị của ông nội – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau này tôi mới hiểu ra mình là phận con cháu thì phải luôn hiếu thảo và làm tròn bổn phận của mình, dù đúng hay sai đó vẫn là ông nội của tôi.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một thời gian dài tôi luôn cho rằng ông nội là người, trong nam khinh nữ. Bởi từ lúc nào tôi cũng thấy ông giục bố tôi rồi các chú, các bác phải sinh con trai để nối dõi tông đường.

Tôi là cháu sớm trong nhà, nghe mọi người kể lại ngày tôi sinh ra ai cũng vui mừng hớn hở. Nhưng ông nội vẫn thẳng thừng tuyên bố tôi là cháu gái nên chỉ mang tính chất “tham khảo” thôi, khi nào mẹ tôi sinh được con trai thì ông mới thực sự yên tâm được. Sau khi sinh tôi được vài năm thì mẹ ra nước ngoài học thạc sĩ. Lúc mẹ về nước thì tôi cũng đã hơn 10 tuổi. Từ ngày mẹ tôi về nước, trong bữa cơm nào ông cũng giục mẹ tôi sinh thêm cháu trai cho ông bồng bế. Ban đầu mẹ tôi chỉ định sinh mình tôi thôi, nhưng sau vì áp lực của ông nội mà lại cố sinh tiếp. Cũng may trời thương mẹ sinh ra em trai nên ông tôi mới vui vẻ, thôi không đòi hỏi nữa.

Không chỉ ba tôi mà các chú tôi lấy vợ ông cũng lại tiếp tục điệp khúc con nối dõi ấy. Cũng may sau khi lấy nhau về không lâu, cô tôi sinh đôi được 1 trai, 1 gái. Ông thấy vậy thì mừng lắm, đi đâu cũng khoe. Ấy vậy mà tới ngày đầy tháng của hai em, ông lại quay sang nhìn bác cả thở dài nói: “Nhà vẫn thiếu thằng cháu đích tôn”. Bác cả tôi hồi đó cũng đã cứng tuổi nhưng vẫn còn độc thân. Gần 1 năm sau đó bác mới quen bác gái tôi bây giờ. Lúc cưới, bác gái cũng đã ngoài tuổi 40. Ở tuổi đó việc bác sinh được con thôi đã là quý lắm rồi, thế mà ông vẫn một hai đồi bác cả phải sinh con trai cho bằng được. Chắc là hiểu nỗi khổ của vợ chồng hai bác nên bác gái có thai tự nhiên rồi sinh được con trai như đúng mong ước của ông nội.

Khi đã có đủ cháu trai ông mới thôi việc “giao chỉ tiêu” cho các con. Nhưng tôi thấy ông vẫn có phần ưu ái cháu trai hơn. Trong bữa ăn, ông thường bắc các chị em gái trong nhà nhường phần ăn lớn hơn một chút cho các anh em trai. Các cháu trai dù có chạy nhảy, la hét ầm ĩ ông cũng chưa một phần phàn nàn hay cấm cả. Em trai tôi vô tình làm vỡ cái lọ quý của ông, ông cũng chỉ cười xoa đầu bảo nó là không sao, trẻ con nghịch ngợm hiếu động mới tốt. Ấy thế mà với các cháu gái thái độ của ông lại khác hoàn toàn, đứa nào nghịch ngợm là ông trách phạt ngay. Thế nên từ nhỏ đến lớn tôi luôn thầm trách ông thiên vị, không công bằng. Thậm chí tôi còn nghĩ sau này việc báo hiếu, chăm sóc ông cứ để các anh em trai trong nhà lo, phận con gái như chúng tôi chẳng đụng tới làm gì/

Thời gian cứ thế trôi qua, tôi cũng đã chính thức bước vào cánh cổng trường cấp 3. Trường của tôi ở khá xa nhà, bố mẹ tôi tính sẽ mua cho tôi một chiếc xe đạp để đi học cho tiện. Ông nội nghe tin liền gọi cả nhà tôi đến, rồi đưa cho bố tôi một bọc giấy, bên trong có một xấp tiền. Ông bảo đấy là tiền ông cho để bố mẹ mua xe đạp điện cho tôi đi. “Cháu nó là con gái, trường ở xa, đi xe đạp mệt lắm, cứ mua xe đạp điện nó đi cho thong thả”, ông nói.  Nhờ có số tiền đó của ông mà tôi đã có được chiếc xe đạp điện hết sức “hoành tráng”. Quả là ngạc nhiên hết sức!

Tối đó, tôi nằm cạnh mẹ, trằn trọc suy nghĩ mãi, cuối cùng quay ra hỏi mẹ ông là người thế nào? Tại sao tôi là cháu gái mà vẫn được ông cho xe đạp điện. Tôi tưởng ông chỉ thương cháu trai thôi chứ, còn cháu gái thế nào ông cũng chẳng quan tâm.

su-thien-vi-cua-ong-noi-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Mẹ tôi xoa đầu tôi, âu yếm nói: “Ông nội không phải là người hoàn hảo. Ông lớn lên trong thời phong kiến nên không tránh khỏi tư tưởng trọng nam khinh nữ. Ông rất coi trọng các cháu trai bởi ông cho rằng chỉ có cháu trai mới có thể nối dõi tông đường. Nhưng ông cũng không phải người ghét bỏ cháu gái của mình đâu! Hồi mẹ đi học nước ngoài, ông là là người chủ động nhận nuôi và chăm sóc con trong những ngày mẹ ở xa. Ông hay nghiêm khắc với cháu gái vì ông muốn uốn nắn để các cháu sau này trở thành người phụ nữ đoan trang, dịu dàng. Mặc dù trong sinh hoạt hàng ngày, ông cũng hơi có phần thiên vị cháu trai, dễ bỏ qua lỗi của cháu trai hơn nhưng khi các cháu gái có việc, ông vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ cháu gái của mình”.

Mẹ nói với tôi, hãy chấp nhận cả mặt tốt lẫn mặt không tốt của ông nội vì đó mới là ông. Tôi là con cháu thì phải luôn hiếu thảo và làm tròn bổn phận của mình. Giống như mẹ, không bao giờ oán trách hay ghét bỏ gì về ông cả.

Sau buổi nói chuyện với mẹ hôm đó, tôi thấy suy nghĩ của mình về ông đã được gỡ bỏ, tinh thần cũng thoải mái hơn nhiều. Tôi luôn tin rằng, ông vẫn yêu các cháu gái theo cách của riêng ông - một người ông hơn 80 năm sống trong nếp nghĩ có phần nghiêng về giới nam.

Xem thêm: Người chồng tham lam – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Từ ngày bước khỏi cuộc hôn nhân không ràng buộc và đầy trách nhiệm với chồng hờ tôi nhận ra cuộc sống của mình thoải mái và hạnh phúc hơn rất nhiều.

Bước khỏi hôn nhân với chồng hờ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Chị và anh cưới nhau đến nay đã 10 năm và trong chừng ấy năm, anh chỉ có được chứ chưa bao giờ phải mất điều gì. Thế mà cuối cùng anh vẫn tham lam không thấy đủ.

Người chồng tham lam – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tôi đâu ngờ chỉ một tấm áo chưa đến 500 ngàn tặng mẹ vợ tôi lại nhận về cuốn sổ đỏ của mảnh đất 300m2 kèm những lời xót xa.

Mảnh đất được đổi bằng tấm áo – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Nghệ thuật nhận biết một người thực sự không phải là dự trên ngoại hình của họ mà dự trên việc "nhìn người không cần xem mặt". Hãy cùng tham khảo nhé.

Cổ nhân mách thuật nhìn người không cần xem mặt nhưng siêu chuẩn xác
0 Bình luận

"Người thấp" trong câu nói "đất thấp thành biển, người thấp thành vua" mang ý chỉ người có chiều cao thấp hay người sống khiêm nhường? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Cổ nhân nói: 'Đất thấp thành biển, người thấp thành vua'
0 Bình luận

“Khi ra ngoài, điều quan trọng nhất là phải cẩn thận trong lời nói, việc làm và điểm mấu chốt trong cách ứng xử”.

Cổ nhân dặn người làm cha mẹ: Hãy nói với con 3 điều này khi rời xa gia đình
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

4 đoạn hội thoại giữa Khổng Tử và Lão Tử: Hiểu được 1 đoạn cũng giúp đời nở hoa

Khổng Tử có nhiều lần đến thăm Lão Tử và trong các cuộc đối thoại của họ, chúng ta sẽ thấy 2 thế giới quan và quan điểm sống hoàn toàn khác nhau.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 phút trước
Xúc động bức thư “Gửi lại những người đang sống” của 3 liệt sĩ

Bức thư “Gửi lại những người đang sống” là những dòng thư đầy xúc động được 3 liệt sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam để lại giữa cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai.

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Rạch ròi nhà vợ nhà mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Về quê nội mấy ngày, tiêu tốn hết 5-6 triệu, chồng không tiếc thế mà sang nhà vợ lại tính toán chi li từng đồng, đã vậy còn cau có khó chịu “về gì mà về lắm thế”.

Hải An
Hải An 21 giờ trước
5 tiểu tiết cổ nhân dạy giúp bạn phán đoán, ai quân tử ai tiểu nhân

Quân tử đoàn kết không cấu kết, tiểu nhân cấu kết không đoàn kết. Quân tử bất kể là ai kết giao bạn bè, họ đều đối xử và quan tâm mọi thứ như nhau. Công chính liêm trực, không kết bè phái.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
8 triết lý Lão Tử dành cho người trẻ ngày nay

Triết lý của Lão Tử có tác động đến nhiều trường phái tư tưởng, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới. Dù đã hàng thế kỷ trôi qua nhưng những lời dạy của Lão Tử vẫn có thể áp dụng được trong môi trường tâm lý và xã hội hiện đại của chúng ta.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Chắc gì con đông thì già bớt khổ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta bảo đông con thì già bớt khổ, nhưng tôi có tận 5 đứa con, ấy vậy mà ở cái tuổi gần đất xa trời này chỉ có viện dưỡng lão là nơi có thể nương tựa vào.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Quỷ Cốc Tử: Đời người có 5 thiên quy, ái hiểu được trước 30 tuổi sẽ sống lâu phúc dày

Dưới đây là 5 quy tắc được Quỷ Cốc Tử - bậc kỳ tài, cao nhân nổi tiếng truyền lại. Nếu ai sở hữu trước 30 tuổi, mọi việc trong cuộc sống sẽ suôn sẻ vô cùng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tủi hờn khi sống nhờ đất nhà vợ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng là trụ cột gia đình, từng được bố mẹ vợ quý mến. Nhưng giờ thì mọi thứ đã thay đổi, họ nhìn tôi như thể tôi là kẻ ăn bám, sống trên đất nhà họ, ăn cơm họ nấu, để con gái họ gồng gánh kinh tế gia đình.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Di chúc của cô chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trước khi qua đời, cô chồng để lại toàn bộ tài sản cho chúng tôi mà không cho con trai ruột lấy một đồng.Cầm tờ di chúc trên tay, vợ chồng tôi không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp nghĩa…

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Xem Tây Du Ký 1986 cảnh Ngọc Hoàng chui gầm bài mới ngộ ra một sự thật thâm sâu ở đời

Cảnh "Ngọc Hoàng chui gầm bàn" khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên đình tưởng chỉ là đoạn phim rất bình thường, nhưng suy nghĩ theo chiều sâu sắc nhận ra một sự thật rất thâm sâu. Cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa nhắc: Cửa mở nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn

Gia chủ thường trang trí nhà cửa theo ý thích của mình nhưng việc làm này cần chú ý vì người xưa nhắc: Mở cửa nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Không nghèo nhân cách – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không được đền bù tiền xe nhưng tôi vẫn thấy vui lạ kỳ vì họ đã không nói dối và càng không có ý định xù mình, dù họ nghèo nhưng nhân cách, lòng tự trọng rất cao.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Phật dạy, ác nghiệp này lớn nhất đời người, bạn biết chưa?

Trong ngàn vạn tội ác ở đời, ác nghiệp này là lớn nhất, báo ứng nặng nề vô cùng. Vì thế, nhất định phải biết để tránh xa nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Bác đánh cá 73 tuổi dũng cảm cứu sống 2 cháu nhỏ bị đuối nước

Lúc đang đánh bắt cá ở bờ sông Bằng thuộc phường Ngọc Xuân, TP Cao Bằng, nghe thấy tiếng tri hô kêu cứu, bác Hà Thanh Toàn (1953) đã không quản ngại nguy hiểm lao xuống dòng nước cứu 2 cháu nhỏ bị đuối nước.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

PC Right 1 GIF
Đề xuất