Sự “giàu có” của người nghèo – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi không biết điều gì đã làm cho những người nghèo khổ ấy lại nhiệt tình giúp đỡ “thằng bé” mà họ không quen biết như vậy… phải chăng đó là sự “giàu có” của người nghèo!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hồi còn sinh viên vào các kỳ nghỉ, tôi thường xin dạy thêm tại các trường mẫu giáo. Lần đó tôi xin được một chỗ làm ở thị trấn St.Louis. Đến khi vào làm tôi mới biết được ở đây người ta trả lương vào cuối tháng. Tôi lặng người, bởi trong túi chỉ còn đúng 4 đô. Với số tiền này tôi không thể trả tiền trọ chứ đừng nói đến việc đổ xăng hay ăn tối.

Tôi có một cây kèn trumpet và biết chơi một chút piano, nên ý nghĩ đầu tiên của tôi là dùng chúng để kiếm thêm ít tiền. Nhưng làm ở đâu? Tôi còn chưa quen thuộc với thị trấn này. Thế là tôi quyết định đem cái kèn của mình đến tiệm cầm đồ. Cầm 15 đô trên tay, tôi nghĩ số tiền này đủ cho tôi trả tiền trọ cho ngày hôm đó, hôm sau nữa. Rồi những ngày tiếp theo sẽ ra sao?

Lang thang suy nghĩ, tôi nhìn thấy một quán cà phê nằm cạnh tiệm cầm đồ. Tôi ghé vào gọi cốc bia 35 xu và ngồi đó thừ mặt ra.

"Trông cậu cứ như vừa đánh mất đồng xu cuối cùng ấy, con trai!", người hầu bàn già lại gần tôi và nói như vậy.

Ông ấy tên là Charlie, năm nay đã 60 tuổi. Tôi kể cho ông ấy nghe chuyện mình đang gặp phải, kể cả chuyện vừa đem cầm chiếc kèn yêu thích. Ông ấy nghe rồi hỏi lại: "Cậu cũng biết chơi piano à?".

"Cháu biết một chút thôi, không giỏi lắm", tôi nói. Charlie suy nghĩ vài phút, rồi hỏi tiếp: "Thế cậu có biết chơi bài “Stardust” không?".

Su-giau-co-cua-nguoi-ngheo-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Thật may, đó là một trong những bản nhạc ít ỏi mà tôi biết chơi. Tôi thử chơi cho Charlie nghe, cố gắng hết sức. Không hay lắm, nhưng nhìn Charlie có vẻ thích. Ông cười vang, vỗ tay thật to và nói: "Cậu chơi không hay lắm, nhưng cũng không đến nỗi quá tệ khiến khách bỏ đi! Thế này nhé, mỗi tối cậu hãy đến đây chơi bản nhạc này, tôi sẽ cố giúp cậu kiếm được đủ tiền để trả tiền nhà và tiền ăn cho đến khi nào cậu được trả lương. Mà cậu có bộ vest nào không?".

Tôi lắc đầu, thế là Charlie dẫn tôi đi mua ở một cửa hàng đồ cũ. Bộ vest màu nâu, có lẽ được dùng cho những người 40 tuổi, nhưng trông vẫn rất hợp với tôi

Ngày hôm sau, 6 giờ tối khách đến quán cà phê đã đông đủ. Trông ai cũng vất vả và lấm lem. Họ nghe “Stardust” và những bài hát cũ mà tôi chơi một cách chăm chú, thậm chí có người còn rơi nước mắt. Mỗi tối vài lần, Charlie đặt một chiếc hộp lên quầy hàng và nói: "Anh em, chúng ta cần giúp đỡ cậu bé này!". Và đôi khi ông dùng giọng điệu buồn kể lại cả tình trạng của tôi: sống một mình và không có tiền.

Ðến buổi tối thứ ba, một bà cụ đến gần tôi và nói: "Con trai, ta không có tiền để giúp con, nhưng ta có một căn phòng trống không dùng tới. Con có thể ngủ qua đêm ở đó để khỏi phải trả tiền nhà trọ”.

Tôi vui mừng đồng ý, liên tục cảm ơn bà cụ. Thế là từ hôm đó, buổi sáng tôi đến trường mẫu giáo dạy bọn trẻ, tối đến lại chơi nhạc cho những người già ở quán của Charlie. Sau một tháng, tôi được lãnh lương. Tiền lương khá cao, đủ để tôi sống sung túc, đàng hoàng. Tôi quay lại quán của Charlie chơi thêm một buổi nữa. Lần này tôi nói Charlie không cần đặt hộp quyên góp lên bàn, vì tôi đã có tiền rồi.

Nhưng ở chỗ mà mọi hôm Charlie đặt hộp, hôm nay mọi người vẫn để tiền ở đó. Tôi nhìn thì thấy có rất nhiều đồng xu và cả tờ 20 đô.

Tôi không biết điều gì đã làm cho những người nghèo khổ ấy lại nhiệt tình giúp đỡ “thằng bé” mà họ không quen biết, trong khi chính họ đang phải sống một cuộc đời chật vật.

Sau này tôi chơi piano tốt hơn và nhận làm thêm tại một khách sạn lớn và các buổi tối trong tuần. Tôi chơi piano cho những người khách giàu có và sang trọng. Nhưng chưa một lần nào và chưa một ai sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ tôi những gì họ có như những người nghèo ở quán của Charlie.

Sưu tầm

Xem thêm: Hãy đọc sách – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Mình ngước lên bầu trời nhìn những vì sao đang nhấp nháy, mỉm cười thật tươi. Mình đã có quyết định cuối cùng rồi, mình chọn ở lại cùng ông bà nội.

Quyết định cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nghe những lời ông cụ kể, khóe mắt tôi đỏ hoe. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi gặp một người con hiếu thảo đến vậy.

Người con hiếu thảo – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Bữa ăn miễn phí này tôi ăn nhưng trong lòng nặng nề quá đỗi, tôi nghĩ mình phải khuyên người phụ nữ tội nghiệp kia ly hôn ngay lập tức, phải sống vì chính mình. 

Bữa ăn miễn phí – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Đọc sách của Roald Dahl chúng ta học được cách đối mặt với khó khăn, phát triển sự kiên trì và trân trọng giá trị của lòng tốt, sự thông minh.

5 bài học hay từ tác phẩm thiếu nhi của Roald Dahl
0 Bình luận

"Nhà giả kim" không chỉ là một cuốn sách mà còn là nguồn cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới. Dưới đây là 10 bài học hay được rút ra từ sách.

10 bài học đáng nhớ từ cuốn sách 'Nhà giả kim'
0 Bình luận

Cuốn sách "Muôn kiếp nhân sinh" chỉ khoảng 300 trang sách nhưng đã để lại nhiều bài học nhân sinh sâu sắc.

13 bài học sâu sắc từ cuốn sách 'Muôn kiếp nhân sinh'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

“Hợp đồng giúp việc” với mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cứ nghĩ mẹ chồng ki bo khi bắt các con phải ký hợp đồng giúp việc với mức lương 6 triệu/tháng. Nào ngờ đến ngày cuối cùng bà lại cho các con một món quà lớn đến bất ngờ.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, là vì sao?

Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, nghe qua có vẻ chỉ là những lời khuyên liên quan đến thói quen sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu chiêm nghiệm kỹ hơn, ta sẽ nhận ra đây là một triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh lối sống đầy chừng mực, tinh tế và cẩn trọng của người xưa.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lặng người trước câu nói của con – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Câu nói của con như một nhát dao cứa vào lòng tôi. Vợ chồng tôi mải mê kiếm tiền, nghĩ rằng chỉ cần cho con đủ đầy vật chất là được, nhưng điều con cần chỉ là thời gian bên bố mẹ mà thôi...

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân dạy: “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo”, càng nghĩ càng thấm thía!

Cổ nhân dạy “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo.” Thoạt nghe, câu nói này nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu đối với người hiện đại, nhưng nếu tìm hiểu sâu sẽ thấy đây là một lời nhắc nhở mang tính triết lý, phản ánh quan niệm sống, đạo đức và nhân sinh quan của người xưa.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cháu yêu cháu ghét – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cháu gái sốt cao nhập viện nhưng tất cả những gì mẹ chồng tôi lo chỉ là “cẩn thận không lại lây cho thằng em”. Tôi không thể nào chấp nhận được cái kiểu cháu yêu cháu ghét của mẹ chồng…

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân dặn: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, người có 3 tướng mặt này thì nên tránh xa, đừng dại kết bạn kẻo rước họa vào thân

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu "Nhìn mặt mà bắt hình dong", ngụ ý rằng dung mạo của con người phần nào phản ánh tính cách, tâm tư và phẩm chất bên trong. Dù không hoàn toàn tuyệt đối, nhưng nhân tướng học cổ phương Đông vẫn tin rằng gương mặt là tấm gương soi tâm hồn và từ đó, có thể phần nào dự đoán được một người có đáng tin, có nên kết giao hay không. Cũng vì thế mà cổ nhân dặn, khi chọn bạn mà chơi thì nên cẩn trọng với người có 3 tướng mặt này kẻo rước họa vào thân.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Gửi cháu cho bà – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Hai đứa con tôi đều là người tốt, chúng không có ác ý khi gửi cháu cho bà trông. Nhưng tôi biết rằng nhiều ông bà cũng đang trải qua cảnh giống như tôi: Vừa nghỉ hưu là lập tức gánh thêm một công việc toàn thời gian đó là “bảo mẫu cao tuổi”.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Khối C00 và nỗi ngỡ ngàng của một thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tớ yêu khối C00 không phải vì nó "dễ", mà vì nó khiến tớ rung động. Vì nó khơi dậy trong tớ một tình yêu với quê hương, với con người, với tiếng nói và ký ức.

Thanh Tú
Thanh Tú 06/06
Bữa cơm với mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện từ bữa cơm chung với mẹ đã dạy tôi rất nhiều điều. Con người không phải hoàn toàn không nên nổi giận, nếu không sẽ thành nhu nhược. Nhưng biết cách bình tĩnh, hít thở sâu để cho góc nhìn rộng ra, để sự bao dung giúp cuộc đời của họ và cả trái tim của mình nhẹ nhàng hơn.

Hải An
Hải An 05/06
Cổ nhân dặn “Gia hòa vạn sự thành” có nghĩa là gì?

"Gia hòa vạn sự thành" không chỉ là một lời khuyên, mà còn là chân lý vượt thời gian về tầm quan trọng của sự hòa thuận trong gia đình đối với thành công và hạnh phúc của mỗi con người.

Hải An
Hải An 04/06
Trả lương cho vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không đi làm ngoài xã hội, người vợ vẫn đảm đương khối lượng công việc lớn, từ chăm sóc con cái, lo toan nhà cửa đến hỗ trợ tinh thần cho chồng. Việc trả lương cho vợ ở nhà chăm con là một cách thể hiện sự trân trọng và công nhận công sức mà người vợ bỏ ra trong vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái.

Hải An
Hải An 03/06
Người xưa dặn “Gia phong tốt vượng ba đời” nghĩa là gì?

Trong cõi nhân sinh, có những giá trị không hào nhoáng nhưng bền bỉ như mạch nước ngầm, nuôi lớn cả một dòng tộc qua năm tháng. Một trong những giá trị ấy, cổ nhân gọi là “gia phong” tức là nề nếp, quy tắc sống, cách con người trong một mái nhà đối đãi với nhau và với thế gian. Vì thế mới có câu “gia phong tốt vượng ba đời”.

Hải An
Hải An 02/06
Quả mận dập của mẹ - Câu chuyện nhân văn cảm động

Hơn 10 năm rồi tôi không còn được ăn thứ quà vặt nào ngon như quả mận dập của mẹ. Ngay cả khi ăn quả mận to đẹp, đắt tiền, hương vị cũng chẳng được trọn vẹn như xưa.

Hải An
Hải An 01/06
Tuyệt kỹ dưỡng sinh của cổ nhân: Ghi nhớ 10 ĂN và 1 UỐNG, sống thọ thêm 10 năm!

Việc sống khỏe và tăng thêm cả thập kỷ tuổi thọ không phải điều xa vời, nếu bạn biết áp dụng bí quyết ăn uống dưỡng sinh của vị họa sĩ gạo cội Trung Hoa.

Hải An
Hải An 31/05
Căn nhà cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Ngày con trai đưa thợ về đập bỏ căn nhà cũ, mẹ già ngồi thẫn thờ, rơi lệ nơi góc sân. Mẹ rơi nước mắt không chỉ vì tiếc căn nhà cũ mà còn vì xúc động, cảm thấy an lòng khi con trai đã trưởng thành, đủ sức chở che, gánh vác gia đình.

Hải An
Hải An 30/05
Tranh chấp với mẹ kế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mẹ kế ép ba tôi phải viết di chúc theo ý bà ta, để bà ta ở lại căn nhà đến cuối đời. Nhưng những gì bà ta muốn là điều mà anh em tôi không thể chấp nhận được.

Hải An
Hải An 29/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất