Người con hiếu thảo – Câu chuyện nhân văn cảm động
Nghe những lời ông cụ kể, khóe mắt tôi đỏ hoe. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi gặp một người con hiếu thảo đến vậy.

Những lần đến thăm mộ cha mẹ, tôi đều chú ý đến ngôi một đơn sơ bên cạnh. Đó là ngôi mộ được phủ nhiều hoa thường xuân. Vật trang trí chỉ có duy nhất một chiếc thánh giá gỗ được đẽo bằng tay, trên đó khắc tên và số tuổi người mất: 21 tuổi. Dù đơn sơ nhưng không khó để nhận ra ngôi mộ được chăm sóc rất cẩn thận. Trí tưởng tượng của tôi không ngừng thêu dệt nên những câu chuyện về người phụ nữ trẻ đang nằm dưới lòng đất kia
Một lần nọ, tôi nhìn thấy bóng dáng người đàn ông bước đi xa dần ngôi mộ. Từ xa trông ông ấy có vẻ đã già. Tôi đoán ngôi mộ đơn sơ kia là mộ vợ ông ấy.
Cách đây 2 năm, trong lúc tôi đang dọn mộ cho cha mẹ thì ông cụ kia lại đến, tôi thấy ông ấy cúi gập người xuống mộ vợ mình. Chúng tôi chào nhau, rồi tiếp tục ai làm việc nấy. Vì tò mò nên thỉnh thoảng tôi lại nhìn trộm ông. Thấy ông không đem dụng cụ gì để dọn cỏ, tôi đề nghị cho ông mượn. Ông ấy cầm lấy dụng cụ và liên tục nói lời cảm ơn. Sau khi dọn dẹp xong, chúng tôi ngồi nói chuyện.

Tôi hỏi ngôi một này có quan hệ gì với ông, ông cụ trầm ngâm một lúc thì trả lời: “Đó là mộ mẹ tôi. Bà ấy chết trẻ, năm 1912, khi đó bà mới 21 tuổi. Bà mất do sưng phổi. Lúc đó tôi chỉ mới được 1 tuổi rưỡi nên không nhớ được mặt mẹ mình. Chính tôi đã làm cây thánh giá này cho mẹ. Sau khi mẹ mất, cha tôi lấy mẹ kế, bà ấy chỉ quan tâm đến các em cùng cha khác mẹ của tôi. Vì buồn lòng nên tôi thường xuyên đến đây trò chuyện với mẹ, lâu dần thành thói quen. Với tôi, ngôi mộ này chính là ngôi nhà thân thương, nơi tôi có thể tâm sự mọi chuyện vui buồn với mẹ. Giờ tôi đã lớn tuổi, việc đi lại cũng khó khăn hơn. Nhưng tôi sẽ cố đến thăm mẹ cho đến khi không còn đi được nữa. Tôi đã ngoài 80 tuổi, ai biết được tôi còn đến đây được mấy lần nữa…”.
Tôi im lặng lắng nghe, trong lòng sửng sốt vô cùng. Nghe những lời ông kể, khóe mắt tôi đỏ hoe. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi gặp một người con hiếu thảo đến vậy.
Tôi đã may mắn hơn rất nhiều vì còn nhớ bao kỷ niệm vui buồn về cha mẹ mình. Nhưng ông cụ đáng thương này có ký ức hay kỷ niệm nào về mẹ đâu? Có chăng cũng chỉ là một tấm ảnh đã ố vàng. Ông đã gắn bó sâu xa biết bao khi thường xuyên đến thăm một người phụ nữ trẻ, người ông gọi là mẹ nhưng lại chưa từng cảm nhận được tình mẫu tử thực sự.
Chúng tôi chào nhau. Nhìn bóng dáng ông cụ rời đi tôi thật sự xúc động. Tôi biết ơn cuộc đời vì đã cho thấy tình cảm chân thành của một người là như thế nào… Trên đường về, tôi không ngừng suy nghĩ về những chuyện này. Tôi quyết định rằng, nếu một ngày ông cụ còn còn đến được nữa, tôi sẽ thay phần ông dọn dẹp, chăm sóc ngôi mộ như mộ cha mẹ của mình… thay phần cho người con già hiếu thảo ấy!
Sưu tầm
Đọc thêm
Nhiều lúc tôi ước, giá thời gian có thể quay trở lại, tôi sẽ không vội vàng để lấy nhầm chồng như vậy nữa. Tôi thật sự hối hận rồi!
Nhìn thằng nhóc gầy gò, đói lả vì lên thành phố tìm mẹ mà tôi thương quá đỗi. Có những phận người từ nhỏ đã thiếu thốn, thua thiệt nhưng chưa bao giờ ngừng vươn lên, ngừng cố gắng vì một tương lai tươi sáng hơn.
Cho dù khó khăn thế nào, hãy cố gắng sống tử tế, chắc chắn ông trời sẽ không bỏ rơi những người lương thiện biết cố gắng. Đó chính là nhân quả ở đời!
Tin liên quan
Tranh cãi với người khác là điều không nên. Vì vậy, cổ nhân dạy bước vào tuổi trung niên, không nên tranh cãi với 3 loại người này.
Sống ở đời phải cố gắng biến mình thành người thông minh đại trí. Để làm được điều đó phải nhớ "2 không hỏi, 3 không tranh".
Sống ở đời nên nhớ, tâm hại người thì không nên có, nhưng tâm đề phòng người nhất định phải có.