Sự động viên giản dị - Câu chuyện nhân văn xúc động
Cậu bé bị các bạn học cười vì ước mơ trở thành nhân viên bảo vệ, biết tin cô giáo viết một câu thơ đưa cho cậu. Sự động viên giản dị này đã cứu rỗi cả cuộc đời cậu bé.

Tại một lớp học ở Giang Tây (Trung Quốc), trong buổi học văn cô giáo có ra một chủ đề thảo luận “Các em hãy nói về ước mơ của mình”. Các bạn học sinh trong lớp lần lượt đứng dậy chia sẻ, có bạn thì ước mơ trở thành cô giáo, có bạn lại nói sau này muốn làm bác sĩ,…
Tới lượt Hạo Minh, cậu bé đứng dậy dõng dạc nói: “Ước mơ của em là được làm bảo vệ”. Vừa dứt lời, các bạn học cười ồ lên, bảo đó là “ước mơ tồi tàn” nhất từng được nghe. Vì việc này mà cậu bé Hạo Minh vốn là người tương đối sống nội tâm, lại càng trở nên trầm tính hơn trong lớp.
Qua vài ngày, giáo viên văn nhận thấy Hạo Minh ngày càng trầm tính, ít nói. Lo lắng cho cậu học trò, cô giáo đã viết một bức thư nhỏ gửi cho cậu bé. Thư viết: "Em muốn làm bảo vệ. Lúc đó các bạn trong lớp đều cười nhạo, nhưng cô lại cảm thấy rất vui, bởi vì bất kỳ ước mơ nào cũng đáng được tôn trọng. Rêu xanh như hạt gạo, nở rộ tựa mẫu đơn
Thông qua bức thư, cô giáo muốn nhắn gửi tới cậu bé rằng: bất kỳ giấc mơ nào cũng đáng được tôn trọng và em phải đủ dũng cảm để là chính mình. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng trong bức thư đã vào lòng người, rằng loài hoa dù có nhỏ bé nhưng vẫn là hoa, vẫn nở như mẫu đơn cao quý. Mỗi loài hoa đều có nét đẹp riêng, và cũng như vậy trên đời này không có ước mơ nào là tầm thường cả.
Được biết, đây là câu thơ được cô giáo trích trong bài thơ Rêu của nhà thơ Viên Mai (Trung Quốc): Bạch nhật bất đáo xứ/ Thanh xuân cáp tự lai/ Đài hoa như mễ tiểu/ Diệc học mẫu đơn khai (Nơi ánh dương chẳng tới/ Lại đến cả trời xuân/ Hoa rêu nhỏ tựa tấm/ Học nở theo mẫu đơn - Bản dịch của GS Nguyễn Khắc Phi).

Sự động viên giản dị này của cô giáo khiến Hạo Minh dần trở nên sôi nổi, vui vẻ hơn. Cậu bé không chỉ tương tác nhiều hơn với các bạn mà còn tự tin giơ tay phát biểu bài trong lớp.
Khi bức thư nhỏ được lan truyền, cư dân mạng khen ngợi hành động của cô giáo hết mực. Nhiều người cho rằng, chỉ một sự động viên giản dị, nho nhỏ thôi nhưng đã giúp cậu học trò trở nên tự tin hơn và có khi chính điều này sẽ thay đổi cả cuộc đời cậu bé. Bởi vì một đứa trẻ tự ti sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ thành tích học tập mà còn mọi vấn đề trong cuộc sống. Hơn nữa, cô giáo đã truyền tải cho cậu học sinh một thông điệp vô cùng ý nghĩa: Nghề nào cũng đáng được tôn trọng, mọi ước mơ đều cần được khuyến khích! Ước mơ không phân biệt cao thấp.
Mỗi đứa trẻ đều có sự hiểu biết và kỳ vọng riêng về thế giới và tương lai. Là người lớn, những người mang tính định hướng, chúng ta nên quan tâm cẩn thận đến lý tưởng và mục tiêu của con, đồng thời hướng dẫn chúng trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Theo Pháp luật & Đời sống
Đọc thêm
Vợ tôi lúc nào cũng “nội ngoại như nhau”, đến khi nghe cuộc nói chuyện của 2 chị em cô ấy tôi mới biết thực tế lòng dạ của vợ mình như nào. Thật đáng thất vọng!
Từ câu chuyện về quê dưỡng già của người phụ nữ 63 tuổi nhiều người rút ra bài học sâu sắc: Không phải cứ về quê là sống an nhàn.
Bố mất, vợ chồng tôi tận tụy chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm, nhưng lại chẳng được chia đồng tiền bán đất nào. Đến khi biết lý do, tôi xấu hổ vô cùng.
Tin liên quan
Không may mắc căn bệnh viêm xoang bướm hiếm gặp, nam sinh gen Z Phạm Tuấn Anh gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn hi vọng trở thành bác sĩ.
Ở tuổi 29, khi nhiều người đã yên bề gia thất, chị Quàng Thị Thuận An (29 tuổi, Phú Yên) lại cảm thấy hạnh phúc khi trúng học bổng thạc sĩ du học.
Tuy mới 7 tuổi nhưng bé Trâm Anh đã trải qua nhiều lần hóa trị đau đớn. Những sợi tóc cứ thế theo nhau rơi xuống nhưng cô bé vẫn luôn ước mơ một ngày nào đó dược "tết tóc cài nơ".
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.