Nam sinh gen Z vượt bạo bệnh quyết chí học hành, nuôi ước mơ trở thành bác sĩ
Không may mắc căn bệnh viêm xoang bướm hiếm gặp, nam sinh gen Z Phạm Tuấn Anh gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn hi vọng trở thành bác sĩ.

Phạm Tuấn Anh (SN 2005, quận 5, TP.HCM) mắc căn bệnh viêm xoang bướm hiếm gặp. 10x chia sẻ: "Mọi thứ sụp đổ khi mình đang học lớp 10. Khi đang học trên lớp, mình bị đau đầu dữ dội, mắt trái mờ dần, không thể mở ra được. Sau khi đi khám, mình bàng hoàng nghe bác sĩ chẩn đoán bị viêm xoang bướm.
Bệnh xoang đã ăn sâu đến mức hoại tử đen hết phần xương ở mắt trái. Đây là lý do khiến mắt mình lúc nào cũng có cảm giác đau bên trong, mũi thường xuyên chảy máu. Trầm trọng hơn khi bác sĩ cảnh báo nếu để lâu bệnh lên đến não sẽ bị đần độn".
Trời nắng hơn 30 độ, nhưng lúc nào Tuấn Anh cũng phải mặc áo khoác, đội nón len. Nam sinh kể: "Nếu đến vùng có thời tiết lạnh như Đà Lạt, mình phải mặc ít nhất bốn lớp quần áo. Đêm ngủ cần sự hỗ trợ của hai chiếc túi chườm nóng đặt ngang bụng và lưng. Nếu không, mình sẽ bị nhức đầu và đau mắt.

Với thể thao, mình cũng không thể chạy bộ quá 15 phút; bóng rổ, cầu lông... không được chơi hơn 10 phút. Khi vận động, nhịp tim mình sẽ tăng, bơm máu nhanh dễ dẫn đến bể mạch máu. Còn trong ba lô của mình, ngoài tập sách lúc nào cũng có thuốc cầm máu, thuốc trị máu khó đông...".
Thực ra, căn bệnh viêm xoang này đã xuất hiện từ nhỏ, nhưng thời điểm đó ai cũng nghĩ rằng chỉ là bệnh bình thường. Nam sinh hay bị chảy máu mũi, nếu vận động mạnh thì càng tệ hơn. 10x kể: "Ngày xưa mình khá thích chơi cầu lông. Nhưng càng chơi mình càng dễ bị chảy máu mũi nên không thể ra ngoài vận động. Phải ở nhà nhiều khiến mình nghiện game lúc nào không hay.
Lên lớp 6, mình bắt đầu chán nản và muốn nghỉ học vì điểm số ngày càng tệ. Một lần nọ, nhìn thấy ba mẹ vất vả kiếm tiền, mình thức tỉnh.
Và mình quyết định phải thay đổi. Lên lớp 9, mình xin ba mẹ cho vào học nội trú Trường THCS - THPT Trí Đức (TP.HCM). Ở trường nội trú mình không được dùng điện thoại, giờ giấc sinh hoạt phải nề nếp. Đó là cách để mình tự chấn chỉnh bản thân. Giải pháp này đúng là có hiệu quả, điểm số của mình tiến bộ rõ rệt".

Cũng vì căn bệnh của bản thân, nam sinh quyết tâm trở thành bác sĩ. Một người thầy hướng nghiệp đã gợi ý cho Tuấn Anh là: "Em bị bệnh nhiều quá hay sau này học làm bác sĩ để tự chữa bệnh cho mình luôn".
Thế là, nam sinh quyết chí học hành, rồi đăng ký vào đội tuyển HSG môn Sinh của trường. 10x nhớ lại: "Năm lớp 11, ngoài thời gian ăn uống và ngủ, mình dành cho việc học. Cứ có cơ hội là mình sẽ đi tìm giáo viên chủ nhiệm nhờ cô dạy kèm thêm". Cậu bạn từng đạt huy chương bạc và đồng học sinh giỏi môn Sinh cấp thành phố hai năm liên tiếp.
Năm 2023, Phạm Tuấn Anh chính thức đậu vào ngành Y đa khoa Trường đại học Y Dược TP. HCM. Hiện tại, nam sinh yêu thích và theo học chuyên ngành Y học cổ truyền. 10x tâm sự: "Bên cạnh uống thuốc tây theo bác sĩ kê toa, từ khi được học y cổ truyền mình còn hiểu hơn về bệnh tình bản thân. Mình tự sử dụng thêm các phương pháp của đông y như dùng trầm hương và ngải cứu xông mũi, giúp phần loét bên trong hốc mắt nhanh lành hơn. Nếu như trước đây mình bị chảy máu mũi mỗi tuần, thậm chí là mỗi ngày thì những tháng gần đây mình không còn chảy máu mũi nữa. Đây là lần duy nhất mình có khoảng thời gian dài không bị chảy máu mũi lâu đến vậy".
Theo Mực Tím - Tuổi trẻ
Xem thêm: Chân dung nam sinh Quảng Trị có 2 lần giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia
Đọc thêm
Ở tuổi 22, nam sinh Nguyễn Mạnh Cường đã là Đảng viên, chưa kể còn có nhiều bài báo khoa học cấp quốc tế.
Vốn đam mê âm nhạc, đặc biệt là piano, nam sinh Đặng Gia Thịnh (THPT Vinschool) đã sớm gặt hái nhiều giải thưởng piano danh giá.
Tuy còn đang là sinh viên năm tư tại VinUni, nam sinh Bùi Khánh Nam đã xuất sắc đỗ học bổng tiến sĩ tại Viện Kỹ thuật dân dụng và Môi trường (Mỹ).
Tin liên quan
Với thành tích 123 lần hiến tiểu cầu cứu người, chàng trai Nguyễn Văn Thanh (xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội) được vinh danh "Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023" trong lĩnh vực tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Chàng trai nông thôn lấy vợ Châu Phi, vì khoảng cách địa lý không ít người đã lên tiếng ngăn cản mối lương duyên này. Không ngờ thời gian sau thu “trái ngọt” khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội), Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm “Phượng” của tác giả Phạm Kiều Phượng và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hi sinh, hoặc có công trong kháng chiến.