Đặng Gia Thịnh (lớp 12A5, Trường THPT Vinschool, TP.HCM) tâm sự, em bắt đầu học piano từ năm 9 tuổi, khá muộn so với các bạn đồng trang lứa. Dù vậy, cậu bạn sớm bộc lộ năng khiếu với bộ môn này. Các học viên thường mất một năm để học xong quyển sách piano vỡ lòng nhưng Gia Thịnh chỉ mất nửa năm.
10x tâm sự, ban đầu em chỉ học đàn để giải trí, nhưng càng học lại càng say mê. Với Gia Thịnh, piano như một người bạn đồng hành trong những lúc vui, buồn. Ngày nào cũng vậy, bạn dành 4 giờ để luyện tập. Những ngày không khỏe hoặc quá bận thì Thịnh chỉ tập 1, 2 giờ chứ không bỏ tập. Cái khó của piano là người chơi phải kiểm soát nhiều thứ cùng một lúc: vừa chơi đàn bằng hai tay, vừa sử dụng chân để đạp pedal của đàn.
“Chậm mà chắc” là bí quyết giúp Gia Thịnh cải thiện kỹ năng chơi đàn của mình. Sự kiên nhẫn, chịu khó là các yếu tố cần thiết của một nghệ sĩ. “Nhiều bạn chơi đàn lâu năm nhưng không tiến bộ nhiều là do quá nôn nóng luyện tập các bài nhạc khó. Ngày trước mình cũng từng như thế, nhưng rồi nhận ra rằng cần tập những bài căn bản trước rồi tăng dần độ khó theo từng ngày”, Gia Thịnh chia sẻ.
Thịnh đang học song song giữa một trường THPT và Nhạc viện TP.HCM. Trước đó, Thịnh thi đậu vào lớp piano nhạc nhẹ nhưng quyết định thi lại lớp piano cổ điển vì thấy không phù hợp. Ít ai biết rằng, Gia Thịnh từng thi trượt trong lần đầu tiên thi vào Nhạc viện TP.HCM.
Khi ấy, thế tay đánh đàn của bạn chưa đạt chuẩn nên Thịnh phải đổi giáo viên để rèn giũa thêm về kỹ thuật. Việc luyện thi cũng rất khó và áp lực nên nhiều lần Thịnh muốn bỏ cuộc. Thế nhưng, tình yêu với piano đã giúp bạn vực dậy tinh thần sau những khó khăn.
Năm 2023, Gia Thịnh giành được hai giải thưởng piano quốc tế ở cuộc thi Orbetello tổ chức tại Ý. Không phải lần đầu tham dự cuộc thi quốc tế nhưng nam sinh gặp không ít khó khăn. Dù vậy, cậu bạn vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được gặp các đối thủ mạnh từ nhiều quốc gia: Ý, Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ,... để cùng giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, Thịnh cũng được nghe các ý kiến, nhận xét từ những giáo sư, tiến sĩ âm nhạc để ngày càng phát triển bản thân.
Tuần qua, Gia Thịnh và 9 gương mặt tiêu biểu khác được Quỹ Bảo trợ tài năng trẻ TP.HCM tuyên dương và trao bảo trợ với tổng số tiền 200 triệu đồng. Đây chính là sự công nhận dành cho tài năng và nỗ lực của bạn trong thời gian qua. Sắp tới, Gia Thịnh sẽ tiếp tục thử sức với các cuộc thi âm nhạc quốc tế vào tháng 8.
Mong muốn lớn nhất của Thịnh là trở thành nghệ sĩ piano chuyên nghiệp. Bạn đang tìm hiểu một số trường âm nhạc ở Đức để tiếp tục con đường học vấn. 3 năm trước, Thịnh bắt đầu mày mò học sáng tác những bản nhạc “made by Thịnh” theo hướng nhạc nhẹ và cả nhạc cổ điển. Những tác phẩm này, Thịnh chia sẻ lên các trang cá nhân chứ chưa có ý định xuất bản công khai vì bạn vẫn đang tập trung vào đam mê lớn nhất là piano.
Một số thành tích của Đặng Gia Thịnh:
Giải Nhì cuộc thi Great Piano Master (Tây Ban Nha).
Giải Nhất cuộc thi Orbetello International Online Piano Competition (Ý) bảng trực tuyến với 97/100 điểm.
Giải Nhì cuộc thi Orbetello International Online Piano Competition (Ý) bảng trực tiếp với 91/100 điểm.
Giải Nhất cuộc thi Tài Năng Miền Trung Việt Nam lần III.
Giải Vàng cuộc thi Rising Stars International Arts Festival and Competition tại Hà Nội.
Thủ khoa đầu vào hệ trung cấp 7 năm piano nhạc nhẹ của Nhạc viện TP.HCM.
Á khoa đầu vào hệ trung cấp 4 năm piano cổ điển của Nhạc viện TP.HCM.
Đều đặn cứ cuối tuần, nhóm bạn trẻ lại tụ họp ở công viên Lê Văn Tám (quân 1, TP HCM) để cùn nhau đàn, hát cải lương, ca cổ, đờn ca tài tử... Họ là ai?
Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!
“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.
Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.
Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.
Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.
Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.
Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.
Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.
Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.
Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.
68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).
Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.