Sống đơn giản bao nhiêu, cuộc đời bạn sẽ hạnh phúc bấy nhiêu
Đôi khi, chính chúng ta làm cho cuộc sống của mình trở nên phức tạp. Nghĩ thoáng hơn bạn sẽ nhận ra rằng, sống đơn giản bao nhiêu thì sẽ hạnh phúc bấy nhiêu.

Mỗi ngày, chúng ta phải đối mặt với những mối lo lắng về cơm áo, gạo tiền, hay các mối quan hệ xung quanh. Cuộc sống bận rộn, hối hả và khắc nghiệt khiến nội tâm chúng ta thường xuyên mệt mỏi, bất lực và cả sợ hãi.
Đôi khi, chúng ta bế tắc đến tuyệt vọng, không còn muốn bước tiếp trên cuộc đời này nữa. Khi bản thân không buông bỏ được những phiền não, tự chúng ta làm cho cuộc sống của mình trở nên phức tạp.
Quả thực, chỉ khi bạn thực sự buông tâm xuống, suy nghĩ mọi chuyện một cách đơn giản, bạn mới cảm nhận được hạnh phúc.

Con người càng đơn giản càng dễ có được hạnh phúc. Người càng đơn giản, vận mệnh càng tốt.
Tâm thái tốt nhất của đời người chính là đơn giản mà sống. Đừng suốt ngày rầu rĩ, âu lo, bi thương ủ dột. Bạn chỉ cần sống đơn giản, biết ơn, biết thỏa mãn, hài lòng với những gì mình có, vậy là đủ.
Thế gian này chẳng có gì tồn tại mãi mãi, do đó, chớ nên cưỡng cầu mọi thứ hoàn hảo. Rốt cuộc, chúng ta cũng chỉ là khách trọ trần gian trong kiếp nhân sinh ngắn ngủi, vì thế, đừng quá truy cầu, tham lam, muộn phiền, cũng đừng tự ép mình mệt mỏi.
Thời gian trôi qua chẳng chờ đợi một ai, chớp mắt thanh xuân qua rồi, bốn mùa luân phiên, luôn có một cái bắt đầu và rồi cũng sẽ có một sự kết thúc.

Con người sống ở đời, đừng quá chấp niệm với mất mát, cũng đừng quá so đo những gì có được. Chọn cách sống đơn giản, không sinh sự, không gây rắc rối, không thù hằn với ai, vì thế không rước họa vào thân. Ta tận hưởng cuộc sống bình yên và thoải mái.
Tâm đơn giản khiến con người tự khắc vui vẻ. Cuộc sống đơn giản, tháng ngày tự nhiên sẽ ngập tràn hạnh phúc.
Dù gặp phải chuyện gì trong cuộc sống cũng không nên phức tạp hóa, càng chẳng cần quá so đo tính toán.
Cổ nhân có câu: "Trăm sự do tâm khởi, nụ cười giải ngàn sầu". Tu tâm dưỡng tính mới chính là cách để con người chạm đến. Tâm tính tốt là cảnh giới con người cần có trong cuộc đời, nó khiến người ta sống sung sướng, thoải mái, bình an, khỏe mạnh.

Con người gặp nhau bởi chữ duyên, tuân theo quy luật cuộc đời. Chúng ta không thể nào tồn tại nếu thiếu đi sự giao lưu, chia sẻ với người khác. Tình yêu thương giữa người với người là một loại cảm tình. Tình cảm giữa con người, cần nhất sự thật lòng thật dạ. Với sai lầm của người khác, cần có sự thấu hiểu, tha thứ, đặt bản thân vào vị trí của họ mà suy xét. Vì thế, người khôn ngoan không tham lam, không tật đố, sống khoan dung, yêu thương người khác.
Đời người vốn ngắn ngủi, một khắc ở nhân gian càng ngày càng ít đi, cuối cùng còn phải chia lìa, vì thế hãy trân trọng người bên cạnh. Trong các mối quan hệ tình thân, không cần tranh giành, không cần đấu khí, tranh hơn thua, vui vẻ trò chuyện để hiểu nhau mới là quan trọng.
Trải nghiệm nhiều hơn, con người càng sống đơn giản, lặng lẽ, không ồn ào khoe mẽ. Vẫn luôn có những khó khăn thử thách đến với họ, nhưng họ chọn cách im lặng đón nhận và tự mình vượt qua. Khi con người đủ trưởng thành, họ có thể đứng một mình, đơn giản và an nhiên.
Xem thêm: Sống trên đời tìm được người thấu hiểu mình là niềm hạnh phúc lớn nhất
Đọc thêm
Hỉ nộ ái ố đời người ai cũng đã từng nếm trải, hãy cứ lạc quan và tin rằng, hết mùa đông lạnh giá là đến mùa xuân ấm áp.
Phàn nàn là một thói quen xấu bởi vì việc đổ lỗi cho người khác và cho sự việc gặp phải khiến chúng ta bỏ qua những lỗi lầm và thiếu sót của bản thân.
Đôi khi, không cần quá hoàn hảo mà chỉ cần bạn sống tốt là đủ. Sống thật với bản thân, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình thay đổi, an nhiên hơn rất nhiều.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.