Những đứa con bất hiếu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Không chấp nhận bản di chúc bố để lại, 3 đứa con đã làm đơn kiện tố mẹ ruột ra tòa. Đứng trước tòa án, bà Hương nhìn các con mà lòng đau như cắt...

Trước khi qua đời ở tuổi 88, ông Hùng quyết định để vợ là bà Hương thừa kế toàn bộ nhà cửa đất đai ở trung tâm thành phố với giá trị hơn 60 tỷ, 3 người con của ông bà không có tên trong danh sách thừa kế.
Chưa đầy 1 năm sau khi chồng qua đời bà Hương bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án vì 3 người con bà nộp đơn yêu cầu phân chia lại tài sản thừa kế. Trong đơn kiện, họ đặt nghi vấn bản di chúc là thật hay giả, liệu trong thời gian lập di chúc bố có đủ sức khỏe và năng lực hành vi dân sự hay không? Họ còn đòi giám định cả chữ viết và chữ ký.
Trước toàn, cô con gái tên Lan cho rằng bản di chúc của bố để lại là giả mạo vì “bố tôi là người kỹ tính và cẩn trọng nhưng chữ viết trong di chúc lại lộn xộn, xiêu vẹo, chữ ký cũng khác so với bình thường”. Thậm chí những đứa con của bà Hương còn đặt ra giả thuyết là mẹ xúi giục bố viết di chúc lúc không tỉnh táo vì họ không chấp nhận việc bố ra đi mà không để lại chút tài sản gì cho mình.
Đối mặt với những lời vu oan, nghi ngờ từ chính những đứa con ruột, bà Hương lúc này đã 83 tuổi vô cùng đau lòng. Nhưng bà vẫn cố nén nỗi đau, quyết tâm theo vụ kiện đến cùng để trả lại sự trong sạch cho bản thân.
Bà Hương cho biết, thời điểm ông Hùng viết di chúc dù sức khỏe yếu nhưng đầu óc vẫn rất minh mẫn, chữ viết xiêu vẹo là vì ông không còn nhiều sức để viết như trước, điều này có luật sư và hai ông hàng xóm chứng kiến. Bà Hương cũng cung cấp ảnh chồng bà cầm tờ di chúc, nội dung nhất quán với bản di chúc gốc do bà Hương đệ trình. Ngoài ra, bà cũng lấy được xác nhận từ bệnh viện và phía luật sư cho thấy tuy già cả, sức yếu nhưng ông Hùng vẫn đủ tỉnh táo để xác nhận năng lực hành vi dân sự.

Chính những bằng chứng minh bạch rõ ràng ấy, tòa án đã công nhận tính hợp pháp của bản di chúc mà ông Hùng để lại.
Trên thực tế, trước khi viết bản di chúc này vợ chồng ông Hùng bà Hương cũng đã mua cho mỗi người con 1 căn nhà với những bất động sản ở tỉnh lân cận. Tài sản duy nhất ông Hùng để lại cho bà Hương là căn nhà, nơi ông bà sống với nhau mấy chục năm nay. Cả hai vợ chồng ông bà đều cho rằng, các con đã lớn khôn, có gia đình và tự lập được, nên bố mẹ chỉ hỗ trợ nơi an cư lập nghiệp, còn kinh tế giàu nghèo thế này thì phụ thuộc vào chính sức lao động của mỗi đứa. Đó là lý do ông Hùng không để lại nốt tài sản cho các con thừa kế. Và hơn hết, ông hiểu những đứa con của mình đều nghe lời vợ, lời chồng nên sẽ không chăm sóc bà Hương chu đáo khi về già. Nên ông để lại cho vợ để bà cho thuê mặt bằng, cộng với tiền lương hưu hàng tháng bà có thể yên tâm sống đến cuối đời.
Sau vụ kiện, bà Hương năm nay đã 88 tuổi cứ âm thầm lặng lẽ sống cuộc sống thoải mái bên cạnh láng giềng và người giúp việc. Bà đã từ mặt 3 người con của mình. Hiện bà cũng đã viết di chúc để lại tài sản của mình cho Quận để xây nhà trẻ khi bà mất và toàn việc thờ cúng bà sẽ giao cho ngôi chùa gần nhà đảm nhiệm.
Đọc thêm
Bị mọi người chê là “chạn vương”, chồng tôi từ chối lương 60 triệu của bố vợ, đùng đùng đòi ra ngoài tự lập khiến tôi mệt mỏi vô cùng...
Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, thế mà vừa lo xong tang lễ cho bố anh trai tôi đã đề nghị mẹ kế ký vào cam kết từ chối nhận tài sản.
Tôi chưa từng nghĩ có ngày mình sẽ ly hôn vì một lý do oái ăm đến vậy... chỉ vì một chiếc váy mà cả nhà chồng tổ chức họp gia đình.
Tin liên quan
Làm phụ nữ, đừng bận tâm tới việc người khác nghĩ gì về mình. Biết được mình đang sống thế nào mới là điều quan trọng nhất.
Lão Tử từng giảng "càng làm vì người khác nhiều thì càng sở hữu nhiều". Câu nói ấy dường như vẫn còn giá trị đến tận hôm nay.
Khổng Tử từng nói: “Đức người quân tử như gió, đức tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp”. Đây quả là một cách so sánh rất sinh động.