Nhớ dáng bà - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Sau thống nhất, vào cuối những tháng năm 80 của thế kỷ trước, đời sống còn cơ cực. Miên cùng anh trai sống với cha mẹ và bà ngoại ở xóm 23 phố Lê Thánh Tông - một khu phố rất đẹp của Hà Nội.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà 5 miệng ăn một tháng chỉ có vài lạng thịt theo tiêu chuẩn tem phiếu nên bà Miên để dành mua mỡ hết. Thịt lợn với anh em Miên đã biến thành cao lương mĩ vị, mỗi năm chỉ nhìn thấy vài lần vào những dịp vô cùng đặc biệt như là Tết, hoặc ngày giỗ ông ngoại và ông bà nội mà thôi.

Vậy mà vào một buổi chiều đầu thu, sau một cơn mưa rào rầm rập, đột ngột xóa đi oi bức nóng nực của cả một tuần, hai anh em thấy bà đi chợ về, tay cầm một miếng thịt lợn lớn có đến cả cân. Anh Miên reo lên mắt sáng rỡ: "A nhà mình hôm nay được ăn thịt!".

Còn Miên chưa gì đã thấy nước bọt ứa ra nơi cổ họng. Bà ngoại cười cười, vẻ buồn rầu ái ngại: "Không phải của nhà mình đâu các cháu ạ! Của ai người ta đánh rơi ngay gần cổng nhà mình ấy. Hôm nay bà chỉ mua được đậu phụ. Bây giờ mình phải mang miếng thịt này ra ngoài cổng để ai người ta đánh rơi nhỡ có quay lại tìm thì còn trả lại được cho người ta. Tội nghiệp, về đến nhà không thấy thịt đâu chắc là xót xa lắm".

Hai anh em Miên đi theo bà ra cổng để chờ người đánh rơi thịt. Ba bà cháu đứng mãi. Anh của Miên thương bà, chạy vào lấy cho bà cái ghế đẩu cho bà đỡ mỏi chân. Bà ngoại ngồi xuống, mắt nhìn vời vợi hết đầu phố lại đến cuối phố, ngóng chờ người mất của. Rồi bà lại nhìn xuống miếng thịt. Lát sau bà lắc đầu: "Miếng thịt này lắm lông quá! Cháu nào lấy cho bà cái nhíp, bà nhổ bớt lông giúp cho người ta, kẻo chốc nữa mới về tối quá lại không nhìn thấy gì, để cả mà ăn là hại dạ dày lắm!".

Miên vội chạy vào nhà lấy nhíp nâng hai tay đưa bà. Bà ngoại cúi xuống cặm cụi làm sạch mặt miếng bì lợn. Anh trai Miên chăm chú nhìn bà rồi phá ra cười như nắc nẻ. Bà ngạc nhiên nhìn anh Miên rồi hỏi một cách nghiêm túc: "Cháu cười gì?".

nho-dang-ba-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-8

Anh Miên nhoẻn cười  nói: "Bà ơi, nếu có ai đó mất thịt quay lại thì chắc chắn sẽ không dám hỏi vì trông bà chăm chút miếng thịt thế kia thì ai mà chẳng nghĩ nó là của bà". Bà nhìn hai anh em Miên ngơ ngẩn một hồi rồi buồn rầu lẩm bẩm: "Bà già nua lẩm cẩm thật rồi! Lẽ ra bà không được ngồi ghế và làm giúp họ thế này! Lỗi tại bà rồi! Khổ quá!". 

Sáng hôm nay đọc báo thấy tin: Tìm thân nhân cho một nạn nhân đêm khuya đi một mình đến ngang khu chung cư cao tầng Nhân Chính bị đâm xe vào vỉa hè ngã xuống, bất tỉnh. Kẻ xấu đã lục soát lấy đi tất cả của cải và giấy tờ, rồi bỏ mặc ông nằm đó một mình trên đường vắng. Nạn nhân đó mất trên đường tới bệnh viện. Ối chao, ngẫm thế thái nhân tình mà rùng mình!

Miên bỗng nhớ đến hình ảnh bà ngoại một chiều xa xưa. Nhớ dáng bà ngồi ở ngoài cổng, mắt nhìn vời vợi suốt phố vắng chờ đợi người mất của quay lại. Sau cơn mưa khí trời thật mát mẻ. Đó đây những chiếc lá sấu, lá xà cừ còn đọng nước lấp lánh, lả tả bay trong không trung. Những chiếc lá, cái vàng, cái xanh sẫm, đôi lúc lại lóc cóc chạy theo những ngọn gió đầu thu ngọt ngào hương sấu. Hương sấu tỏa ra từ đám quả sấu bị mưa bứt xuống lăn lóc quanh các gốc sấu cổ thụ suốt dọc hè phố Lê Thánh Tông. Và nồng nàn nhất là ở những quả sấu chín già, đỏ sẫm, da đã nhăn nheo, lác đác rơi dưới đất quanh chiếc ghế bà ngồi. Miên mềm lòng nhớ tới bà xưa. 

Xem thêm: Suốt đời gặp may - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tôi mới chuyển đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủ ngon, tôi bị thức giấc bởi tiếng đóng cửa rất mạnh ở lầu trên và tiếng chân lộp cộp rất khó chịu. Nhiều ngày kế tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao chịu nổi.

Tiếng đóng cửa - Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận

Một người lính sau khi rời quân ngũ liền gọi điện cho mẹ ở quê nhà. Anh nói rằng anh có một người bạn muốn cùng anh về thăm gia đình. Mẹ anh nghe điện thoại, vui vẻ nhận lời và muốn chào đón con trai cùng người bạn.

Từ không thể thành có thể - Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận

Phật dạy, nghiệp quả là có thật. Nỗi đau của kiếp này chính là nghiệp của kiếp trước.

Con ma hối lỗi - Câu chuyện Phật giáo hay
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Thăm nhà bạn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thăm nhà bạn ở tuổi ở cái tuổi lục thập hoa giáp thế này mới thấy thấm thía cái bình yên, hạnh phúc thực sự ở đời. Tưởng là dễ những khó vô cùng...

Hải An
Hải An 6 giờ trước
3 món đồ nên cân nhắc kỹ trước khi đặt trong nhà để tránh ảnh hưởng tới vận khí

Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 13/05
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất