Người xưa dặn: "Có tiền đừng đi 2 nơi, không có tiền đừng hỏi 2 người"
"Có tiền đừng đi 2 nơi, không có tiền đừng hỏi 2 người" - đây là lời khuyên của người xưa dành cho con cháu về cách cư xử khi giàu có và khi nghèo hèn.

Có tiền thì đừng quay lại hai nơi
Sòng bạc
Tránh xa sòng bạc là điều quan trọng nhất, dù bạn có thu nhập cao đến đâu. Không quan trọng bạn là triệu phú hay tỷ phú, vì sòng bạc chỉ dẫn đến một kết cục duy nhất: mất mát, phá sản và nợ nần chồng chất.
Tại đây, khao khát chiến thắng lớn khiến bạn dễ dàng đặt cược thêm, và khi thất bại, mong muốn "phục thù" lại càng khiến bạn rơi vào vòng xoáy mất mát. Dù có giàu có thế nào, sòng bạc cuối cùng cũng có thể phá hủy gia đình bạn.
Ngoài sòng bạc, còn nhiều địa điểm giải trí khác có thể gây hại cho tâm hồn. Những nơi này không chỉ tiêu tốn tiền bạc mà còn làm tổn hại tinh thần, khiến bạn mất kiên nhẫn và giảm hứng thú trong cuộc sống.

Quê hương
Nơi thứ hai nên tránh là quê hương. Khi còn nghèo, bạn có thể cảm thấy bị xa lánh bởi người thân và bạn bè. Nhưng khi bạn giàu có, bạn sẽ trở thành "miếng mồi" cho sự ỷ lại từ họ.
Nếu gặp phải khó khăn, họ có thể cho rằng bạn "giữ khư khư tiền bạc" và thậm chí vu khống bạn. Việc vay mượn cũng sẽ trở nên phức tạp, vì dù bạn có giúp đỡ, họ có thể coi bạn là người keo kiệt khi nhắc đến việc trả nợ. Nói chung, khi đã có tiền, tốt nhất là hạn chế trở lại quê hương, dù đây là một thực tế đau lòng nhưng rất đúng.
Không có tiền, đừng hỏi hai người
Người yêu tiền như mạng sống
Có những "bạn bè" chỉ tồn tại trên danh nghĩa mà không mang lại bất kỳ lợi ích nào ngoài tài chính. Đây là những người ích kỷ, luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu, không chấp nhận bất kỳ sự thiệt thòi nào, dù là nhỏ nhất.
Ngay cả khi cho bạn vay tiền, họ cũng yêu cầu lãi suất cao và đòi hỏi bạn trả đúng hạn, ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn. Những người này chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không để tâm đến những khó khăn của người khác.
Vì vậy, dù bạn có gặp khó khăn đến đâu, hãy tránh xa việc vay mượn từ những người chỉ chú trọng vào tiền bạc. Bạn vẫn có thể tìm ra cách vượt qua khó khăn mà không cần phụ thuộc vào họ.

Người thân không thường xuyên liên lạc
Dù bạn có nhiều người thân trong gia đình, thực tế chỉ có một số ít như cha mẹ, anh em và con cái thực sự gần gũi và hỗ trợ bạn. Những người như cô, dì, chú, bác thường chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, tết, hoặc khi có sự kiện quan trọng trong gia đình, và ngoài những dịp đó, họ có thể trở nên xa lạ.
Do đó, bất kể bạn đang gặp khó khăn hay không, việc vay tiền hoặc nhờ giúp đỡ từ những người thân này nên được tránh, vì điều này không chỉ gây khó khăn cho bạn mà còn có thể tạo ra những vấn đề phức tạp trong mối quan hệ gia đình.
Xem thêm: Người xưa dặn: Ra mộ chớ đưa theo 3 người, con cháu giàu có nhiều đời
Đọc thêm
Khế không chỉ là cây ăn quả mà còn là một yếu tố phong thủy quan trọng trong gia đình. Khế biểu trưng cho sự may mắn, phúc đức nhưng khi trồng khế phải lưu ý đến "1 kỵ - 2 nên" dưới đây.
Thắp hương là một phong tục truyền thống của người Việt, nhất là vào ngày rằm, mùng 1 hoặc lễ Tết. Song người xưa lại kiêng thắp hương tối, vì sao vậy?
"2 việc không thể lựa chọn, 2 chuyện không thể sợ hãi, 2 việc không thể đợi chờ" - đó là gì?
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.