Người khôn ngoan nói chuyện không nhiều lời, làm việc không trì hoãn, làm người có chừng mực

Trong đối nhân xử thế, người khôn ngoan luôn có chừng mực. Khi sống có chừng mực, hành sự sẽ có điểm dừng. Vì thế, con người sẽ không nóng nảy, không tùy tiện, không cao ngạo.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nói chuyện không nhiều lời

Người học trò tên Tử Cầm có lần hỏi Mặc Tử rằng: “Nhiều lời và ít lời, cái nào mới là tốt hơn?”

Mặc Tử giải thích: “Con ếch và con ruồi, con thì ộp ộp, con thì vo ve không ngừng suốt đêm, kêu đến khô cả họng, nhưng chẳng có ai muốn nghe tiếng kêu của chúng cả. Còn con gà trống, chỉ khi bình minh mới cất lên tiếng gáy của mình, người trong thiên hạ lại nghe tiếng gáy đó mà thức dậy. Vậy, nhiều lời có ích gì? Điều quan trọng ở đây đó là nói chuyện phải biết lựa chọn thời điểm mà nói”.

Sống ở đời, người ít nói thường cẩn trọng trong hành sự, có tướng cát tường. Phàm là người nào nhiều lời thường là người nóng nảy, hấp tấp, bộp chộp, rất dễ chuốc thù rước hận. Do đó, cách đối nhân xử thế của người khôn ngoan đó là quản cho tốt cái miệng để bảo vệ bản thân.

Lời nói của con người phải có giá trị, không quý ở nhiều lời mà quý ở sự tinh tế. Tốt nhất, nên thực tế, có gì nói vậy, không nịnh hót, không lẻo mép.

Có câu: "Lời nói của bạn nên giống những ngôi sao trên bầu trời đêm chứ không phải tiếng pháo đêm giao thừa". Quả đúng như vậy, ai mà lại thèm tiếng động ồn ào suốt đêm chứ.

nguoi-khon-ngoan-trong-cach-doi-nhan-xu-the-luon-co-chung-muc-1

Con người sống ở đời, lúc đang bực mình, tâm trọng không vui, đợi bình tĩnh rồi hãy nói. Lúc chưa rõ thực hư mọi chuyện, đợi biết rõ rồi hãy nói. Khi có việc gấp, từ từ bình tĩnh rồi hãy nói cho rõ ràng, chớ hấp tấp lại truyền đạt sai thông điệp.

Lời nói, chỉ khi là lời hay ý đẹp, chỉ khi nói đúng lúc đúng chỗ mới có thể phát huy được sức hấp dẫn của riêng nó. Lúc không cần thiết thì đừng có mở miệng, không được nói lời vớ vẩn, không đồn đại linh tinh, kẻo chuốc họa vào thân.

Làm việc không trì hoãn

Con người trong bản chất của mình ắt có tính lười, tính ì. Sẽ có những thời điểm chúng ta thấy mệt mỏi, yếu đuối, muốn dừng lại một lúc, lười biếng nuông chiều bản thân.

Nhưng trong công việc, đáng sợ nhất chính là hai chữ trì hoãn. Chuyện hôm nay chưa làm cho hết tính để ngày mai. Thế rồi, biết bao nhiêu cái ngày mai lặp lại, mọi việc dồn lại không giải quyết được.

Con người nếu không biết trân trọng hiện tại của ngày hôm nay thì chắc chắn khó có thể nắm bắt được ngày mai.

Mỗi lần gặp việc lại trì hoãn, chần chừ rồi tạo thành thói quen, để rồi thời gian trôi hoài vô nghĩa ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Cuối cùng, việc nhỏ thành việc lớn, việc tốt trở thành việc xấu, việc dễ lại thành việc khó, chẳng đạt được cái gì.

nguoi-khon-ngoan-trong-cach-doi-nhan-xu-the-luon-co-chung-muc-2

Cổ nhân đã từng chỉ dạy, một ngày chỉ có một buổi sáng sớm, cũng như thời kỳ hoàng kim, sung sức, khỏe mạnh của con người sẽ không bao giờ quay trở lại lần thứ hai. Vì thế, lúc còn trẻ khỏe hãy biết trân trọng, không ngừng nỗ lực chăm chỉ, năm tháng qua đi không bao giờ dừng lại chờ đợi con người.

Làm người nhất định phải biết trân trọng thời gian, nắm bắt cơ hội, nỗ lực hết mình làm việc, hành động quyết đoán, nhanh nhẹn, dứt khoát.

Khi con người biết cố gắng, không có việc gì là khó, còn khi luôn trì hoãn thì việc dễ bỗng hóa khó. Đừng viện cớ cho bản thân, hãy bắt tay vào hành động để hiện thực hóa các suy nghĩ, ý tưởng của bạn. Một khi đã vượt lên được sự trì hoãn của bản thân và đặt những bước đi đầu tiên, việc phía sau sẽ không khó khăn như bạn nghĩ.

Làm người có chừng mực

Người khôn ngoan trong đối nhân xử thế luôn có chừng mực. Sự chừng mực chính là nắm chắc những tiêu chuẩn đạo đức làm người. 

Chừng mực là thước đo, vừa có thể dùng để đo bản thân, vừa có thể dùng để đo người khác. Khi sống có chừng mực, hành sự sẽ có điểm dừng. Vì thế, con người sẽ không nóng nảy, không tùy tiện, không cao ngạo.

nguoi-khon-ngoan-trong-cach-doi-nhan-xu-the-luon-co-chung-muc-3

Trong giao tiếp, lấy nguyên tắc cương nhu kết hợp, lấy nhu khắc cương; có lễ có tiết, có độ có lượng; lúc tiến biết tiến, lúc cần lui biết lui; lúc cần thể hiện hãy thể hiện, lúc cần che giấu hãy che giấu.

Với bất kỳ chuyện gì, hãy để cho người khác một đường lui, cũng là cho bản thân đường lui sau này.

Người khôn ngoan sống chính trực, thẳng thắn, không hổ thẹn với trời đất, với lòng mình. Họ luôn giữ cho bản thân sự bình tĩnh, trầm ổn, thản nhiên vượt qua những thăng trầm của cuộc sống.

Xem thêm: Cổ nhân dạy cách nhìn người qua tướng ngồi, dáng đứng: Đi như sói, miệng như hổ là người túc trí đa mưu

Đọc thêm

Môn đồ được cho là gần gũi nhất với Đức Phật nhiều lần tỉnh dậy vào giữa đêm, thấy được tư thế nằm ngủ của ngài nên thắc mắc. Đức Phật đã giải thích khiến môn đồ này bị thuyết phục và có được bài học cho bản thân.

Đệ tử hỏi Đức Phật về tư thế ngủ của ngài và nhận được bài học sâu sắc
0 Bình luận

Liên đoàn bóng đá Anh (FA) đang tỏ ra vô cùng bức xúc trước hành vi lạm dụng phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội nhắm vào các cầu thủ Anh sau trận thua tại chung kết EURO 2020.

FA lên án hành vi lạm dụng phân biệt chủng tộc đối với Saka, Rashford và Sancho sau khi xảy ra 'lời nguyền phạt đền' 
0 Bình luận

Khi tận mắt mục sở thị chiếc bàn tự xoay, có người đồn đoán do thần thánh hiển linh, có người nó là "bàn ma quỷ". Vậy bí ẩn nằm trong chiếc này kỳ lạ này là gì?

Giải mã bí ẩn về chiếc bàn tự xoay nổi tiếng ở đất Quảng Nam
0 Bình luận

Tế lễ được thành công thì người chủ tế phải trong sạch, quốc vương phải trong sạch, đặc biệt là không có sự hối tiếc trước, đang và sau khi tế lễ. Muốn cho lợi ích cuộc tế lễ lớn hơn thì “ hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui hoan hỷ”

Tế lễ và lợi ích theo đúng lời Phật dạy
0 Bình luận


Bài mới

Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 51 phút trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đề xuất