Người biết cúi xuống mới là cao thủ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Ở đời, đừng đánh giá người khác quá vội vàng, bởi người biết cúi xuống mới là người trưởng thành, người biết hạ mình mới thực sự là cao thủ.

Cách đây rất lâu, có một chàng thanh niên người Na Uy đã phải vất vả vượt biển trong nhiều ngày để đến nước Pháp ghi danh vào học viện Âm nhạc Paris nổi tiếng.
Trong giờ thi, mặc dù đã gắng hết sức thể hiện khả năng của bản thân nhưng anh vẫn không được ban giám khảo tuyển chọn. Sau buổi dự thi, chàng thanh niên không một đồng xu trong người, đi đến con phố phồn hoa cách học viện không xa, đứng dưới bóng cây lấy cây đàn vĩ cầm ra chơi.
Anh thanh niên chơi hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, thu hút rất đông người dừng chân lắng nghe. Thấy mọi người tập trung đông, chàng thanh niên đói khác mở hộp đàn của mình ra, những người xem xung quanh liền hiểu ý, xúm lại bỏ tiền vào hộp đàn cho cậu trai trẻ.
Có một tên ngạo mạn khinh thường, anh ta lấy mấy đồng xu từ trong túi ra rồi ném xuống dưới chân người thanh niên. Người thanh niên thấy vậy thì cúi người nhặt mấy đồng tiền xu trên mặt đất lên, đưa cho người đó và nói: “Thưa ngài, ngài làm rơi tiền xuống đất này!”.
Người ngạo mạn cầm tiền rồi một lần nữa ném xuống dưới chân của người thanh niên, nói: “Tiền này đã là của ngươi rồi, ngươi phải nhận lấy!”.

Người thanh niên một lần nữa nhìn người ngạo mạn, sau đó cúi người xuống thật sâu cảm ơn người ngạo mạn rồi mỉm cười nói: “Thưa ngài, cảm ơn sự giúp đỡ của ngài. Vừa ròi tiền của ngài rơi xuống dưới, tôi đã cúi người xuống nhặt lên, bây giờ là tiền của tôi rơi xuống dưới, ĩn phiền ngài cũng cúi xuống nhặt lên giúp tôi”.
Người ngạo mạn vô cùng kinh ngạc trước hành vi của người thanh niên, nhưng vẫn cúi xuống nhặt những đồng tiền xu trên mặt đất rồi bỏ vào hộp đàn cho người thanh niên, sau đó quay người bước đi với gương mặt xám xịt.
Những người vây quanh đều yên lặng dùng ánh mắt chăm chú theo dõi câu chuyện giữa người thanh niên và người qua đường ngạo mạn kia. Và không ai biết rằng, người ngạo mạn kia là một trong những giảng viên nổi tiếng tại học viện Âm nhạc Paris.
Ngày hôm sau, vị giảng viên này đến tìm gặp chàng thiên niên và nhận anh ta vào học viện.
Đôi khi hành động “cúi xuống nhặt lên” lại thể hiện phẩm chất vô giá của bạn. Ở đời, người biết cúi xuống mới là người trưởng thành, người biết hạ mình mới thực sự là cao thủ.
Đọc thêm
Ở chợ Xép, lú gì thì lú chứ cách bán hàng thì con Lú là khôn nhất đấy. Cái khôn tự nhiên của người thật thà và có trái tim thiện lành khiến ai cũng thương, cũng mến.
Ảo ảnh ba bắt được rồi, người yêu cũ cũng chỉ là quá khứ mà thôi, má mới là thực tại của ba. May mà cuối cùng ba cũng ngộ ra điều đó.
Tôi đau đớn vì mất mẹ chồng, nhưng không tủi hổ vì đã chăm sóc hiếu thảo với bà cho đến ngày bà trút hơi thở cuối cùng. Lương tâm thanh thản chỉ mong bà siêu thoát nơi yết bàn.
Tin liên quan
Lời của bạn nên giống như những ngôi sao trên bầu trời chứ đừng như pháo nổ đêm giao thừa. Ai lại muốn nghe tiếng pháo nổi suốt đêm?
Sống ở đời, có những sai lầm có thể vãn hồi được nhưng cũng có những sai lầm khiến chúng ta phải hối tiếc cả đời.
Cổ nhân dặn hậu nhân rằng, dẫu cuộc đời có nghèo khó đến đâu đi chăng nữa cũng đừng tham lam 4 loại tiền này. Khi lấy rồi thì rất khó để trả lại.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.