Người bệnh bên cửa sổ - câu chuyện xúc động về một con người cao thượng
Người biết mang đến niềm vui cho người khác trong thầm lặng quả thật là người cao thượng. Người đàn ông trong câu chuyện dưới đây chính là người như vậy.

Tại một bệnh viện, có hai người đàn ông cùng điều trị chung một phòng. Một người bị bệnh nước trong phổi còn người kia bị liệt nửa người.
Mỗi ngày, vào buổi trưa, người đàn ông bị bệnh phổi phải ngồi dậy khoảng một tiếng đồng hồ để phổi được khô ráo.
Giường của ông ta ở vị trí gần ô cửa sổ duy nhất trong phòng. Còn người đàn ông bị liệt thì cả ngày phải nằm trên giường. Hai người dần trở nên thân thiết, thường trò chuyện với nhau hàng giờ về gia đình, bạn bè, cuộc sống... và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thời còn phục vụ trong quân ngũ.
Mỗi buổi trưa, khi người đàn ông trên giường bệnh gần cửa sổ ngồi dậy, ông ta thường tiêu khiển bằng cách kể lại cho người bạn cùng phòng nghe về những câu chuyện, những gì mình nhìn thấy bên ngoài cửa sổ.

Nhờ lời kể của ông mà người bệnh ở giường bên kia như được sống lại trong thế giới đầy màu sắc ở bên ngoài khung cửa. Đó quả thật là một bức tranh nên thơ, có một công viên xanh ngát với hồ nước trong xanh, thơ mộng cùng đàn thiên nga thông thả lượn quanh.
Cạnh đó, những đứa trẻ đang thả lên mặt hồ phẳng lặng những chiếc thuyền bằng giấy. Những đôi tình nhân tay trong tay đang dìu nhau dạo chơi quanh luống hoa hồng đỏ thắm…
Trong khi người bệnh gần cửa sổ say sưa kể thì ở giường bên kia, bạn của ông đang lim dim đôi mắt, mường tượng trước mắt mình một khung cảnh đẹp như mơ.
Một buổi chiều ấm áp khác, người bệnh ở giường gần cửa sổ kể lại cho bạn mình nghe về một cuộc diễu binh đang diễn ra bên ngoài. Tuy không nghe được dàn nhạc đang tấu khúc quân hành ngoài kia nhưng người đàn ông bị liệt vẫn có thể hình dung ra quang cảnh hùng tráng ấy.
Thời gian lặng lẽ trôi qua, những câu chuyện là sự gắn kết giữa hai người đàn ông trong cảnh bệnh tật, giúp họ có động lực trong cuộc sống.

Cho đến một ngày, như thường lệ, cô y tá trực đem nước đến cho họ, thì phát hiện người bệnh nhân nằm bất động trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Ông ấy đã trút hơi thở cuối cùng trong giấc ngủ yên lành đêm qua.
Khi người bạn thân thiết cùng phòng đã qua đời, người đàn ông bị liệt yêu cầu được chuyển sang chiếc giường cạnh cửa sổ. Trên chiếc giường mới, nén đau đớn, ông tìm mọi cách chống tay từ từ ngồi dậy và bắt đầu phóng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài. Điều khiến ông vô cùng ngạc nhiên, trước mắt ông chỉ là một bức tường trắng xóa.
Mãi sau này, ông mới biết được sự thật, người bạn quá cố của ông là một người mù. Thậm chí, ông ấy còn không thể trông thấy bức tường vô cảm kia. Hóa ra, những câu chuyện mà ông đã kể, những điều mà ông nói, chỉ là muốn đem lại cho bạn mình niềm vui và sự an ủi.
Xem thêm: Bạn phải cho đi trước khi bạn có thể nhận: Câu chuyện ông lão giữa sa mạc đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Câu chuyện dưới đây giúp mỗi chúng ta nhận ra rằng, ở đời, người có lòng biết ơn là người có hậu vận tốt. Hãy luôn biết ơn cuộc sống này bạn nhé!
Gã ăn mày đã dạy tôi một bài học sâu sắc hơn một khóa học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của gã ăn mày đó.
Đôi khi, chỉ thông qua những tình huống đơn giản trong cuộc sống, chúng ta thấy được nhân cách của một con người và có được bài học về làm người.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.