Gã ăn mày có tri thức đã dạy tôi bài học sâu sắc về chiến lược kinh doanh

Gã ăn mày đã dạy tôi một bài học sâu sắc hơn một khóa học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của gã ăn mày đó.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bước ra khỏi Trung tâm thương mại, tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi's, đứng trước cửa chờ bạn. Lúc này, một gã ăn mày chuyên nghiệp tiến gần đứng trước mặt tôi.

– Xin anh… cho tôi ít tiền đi! 

Tôi đang đứng chờ, tiện tay vứt cho hắn đồng tiền giấy 1.000 đồng, cảm thấy tôi thư thái và còn phải đợi khá lâu nữa, nên gã bắt chuyện.

Trông bề ngoài của gã có vẻ sáng sủa và cởi mở…Giọng nhẹ nhàng, gã bắt đầu kể lể…

– Tôi chỉ ăn xin quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua đồ Levi’s ở đây thì chắc chắn có nhiều tiền…

– Ông cũng hiểu đời phết nhỉ? – Tôi ngạc nhiên.

– Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có tri thức.

Gã ta bắt đầu "mở máy". Tôi suy nghĩ một hồi, thấy thú vị, bèn hỏi:

– Thế nào là ăn mày một cách tri thức?

Tôi nhìn kỹ gã ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy trơ xương, nhưng lại sạch sẽ.

Gã giải thích:

– Tôi biết chẳng ai thích ăn xin, nhưng phải làm sao cho người ta ít nhất không khó chịu. Tôi đoán chắc anh không hề khó chịu với tôi. Đây là điểm kháс biệt của tôi với những thằng ăn xin kháс.

Quả đúng là tôi không ghét ông ta, vì thế tôi mới đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.

– Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Trước những tên ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là không làm cho người ta thấy phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh như dân số ở đây đông hay vắng…

– Theo tính toán cụ thể và tỉ mỉ của tôi, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Giả sử, mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế thì không phải ai cũng cho ăn mày tiền. Một ngày tôi không thể xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu và đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.

Gã ta lấy giọng nói tiếp:

– Ở khu Trung tâm mua sắm này, khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỷ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỷ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách "bỏ qua" vì tôi không có đủ thời gian.

– Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? – Tôi hỏi.

– Khách hàng mục tiêu chính là những nam thanh niên trẻ như anh đấy. Họ có thu nhập nên sẽ không lưỡng lự trong việc tiêu tiền. Các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi. Họ không thể mất mặt trước người bạn khác phái và vì thế dễ hào phóng. Tôi cũng chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình bởi họ rất sợ bị theo sau lẽo đẽo, và đa số chọn cách cho tiền cho rảnh nợ. Các đối tượng này đều trong tầm tuổi 20-30.

– Thế mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?

– Từ thứ Hai đến thứ Sáu, tôi sẽ "kiếm" được ít hơn, khoảng hai trăm nghìn đồng. Cuối tuần thì có thể có tới 400.000-500.000 đồng.

– Nhiều vậy sao?

Trước vẻ mặt đầy hoài nghi của tôi, gã ta tính tiếp:

– Tôi cũng làm việc 8 tiếng/ngày, có khác gì anh đâu. Mỗi ngày, tôi sẽ bắt đầu từ 11h và kết thúc vào 19h. Cuối tuần vẫn "đi làm" bình thường. Mỗi lần xin tiền một người, tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần và được một đồng xu 1 nghìn. Tổng cộng 8 tiếng, tôi xin được 480 lần. Với tỷ lệ thành công 60% thì một ngày tôi có được khoảng 300.000 đồng.

Chiến lược của tôi là không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỷ lệ thành công cũng nhỏ. Thời gian ăn mày có hạn, tôi không thể lãng phí với những người khách này, trong khi tôi có thể chuyển ngay sang mục tiêu bên cạnh.

– Ông nói tiếp đi! – Tôi hào hứng.

– Có người cho rằng ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?

Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.

– Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh, rồi lánh xa anh.

Tôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị, có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây và không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền. Cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra thì dễ có tiền thừa, tiền lẻ.

Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.

– Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!

Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe từ một tay ăn mày.

cau-chuyen-ga-an-may-co-tri-thuc-va-bai-hoc-chien-luoc-kinh-doanh-1

- Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà hành nghề. Chứ ngày ngày nằm ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới.

Có lần, có một người cho tôi hẳn 50.000 đồng nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: "Hồng ơi, anh yêu em" và nhắc đi nhắc lại 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận chỉ có 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.

Ở đây, nói chung một tay ăn xin một tháng có thể táс nghiệp được một nghìn hoặc tám trăm lần, may mắn lắm thì được khoảng hai nghìn lần. Dân số thành phố này khoảng ba triệu, người ăn xin độ dăm chục anh, tức là cứ khoảng mười nghìn người dân mới có một ăn xin. Lượng kháсh hàng tiềm năng như thế khiến thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản cho dù kinh tế thế giới tốt hay xấu, tình hình làm ăn của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.

Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!

– Tôi thường nói tôi là một thằng ăn xin vui vẻ. Những thằng kháс chỉ vui khi xin được nhiều tiền, còn lại là mặt mũi thảm thiết. Tôi thường bảo rằng chúng mày nhầm to rồi. Vì tiền nó thường đến chỗ vui chứ mấy khi đến chỗ buồn.

Quá chuẩn!

– Tôi coi ăn mày là nghề nghiệp của mình nên hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa thì ít người ra phố, những đứa ăn mày khác đều ủ rũ, oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi, cả ba người nói cười vui vẻ. Có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi cũng vứt cho họ một đồng xu.

– Ông cũng có vợ con à?

– Vợ tôi ở nhà làm nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong 10 năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học. Tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.​

Tôi buột miệng:

– Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?

Xem thêm: Chuyện về chàng trai thành công không cần bằng cấp: Bài học ý nghĩa về sự trung thực

Đọc thêm

Đôi khi, chỉ thông qua những tình huống đơn giản trong cuộc sống, chúng ta thấy được nhân cách của một con người và có được bài học về làm người.

Câu chuyện 'Giấy chứng nhận làm người': Bài học sâu sắc về nhân cách của con người
0 Bình luận

Sau khi mẹ mất, hắn tưởng như ngã quỵ. Hắn hối hận vì giá như hắn biết quan tâm đến mẹ hơn, biết chăm sóc và tằn tiện, có lẽ mẹ hắn không ra đi sớm như vậy.

Bữa tiệc và mẹ: Câu chuyện thấm đẫm nhân văn, phận làm con ai cũng nên đọc
0 Bình luận

Nhiều chuyện ở đời rất khó phân biệt rõ ràng. Muốn hiểu được bản chất của sự việc, chúng ta cần phải nhẫn nại, dùng trái tim bao dung, yêu thương để thấu cảm.

Câu chuyện về người đàn ông bỏ mặc vợ trên con tàu đắm: Đừng bao giờ đánh giá mọi thứ qua bề ngoài
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất