Ngược gió bão về nhà – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Sau những chông gai và tổn thương, cô cuối cùng cũng đã tìm được bến đỗ hạnh phúc dành cho mình. Họ ngược gió bão để về nhà và tay vẫn trong tay.

Bà cụ đã nằm viện được gần năm nay. Hai tháng gần đây bà được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt. Tất cả những người chăm bệnh đều ái ngại cho anh khi không ai ngoài anh và người giúp việc thay nhau chăm sóc bà cụ. Hai ngày cuối tuần, vắng bóng người giúp việc chỉ có mình anh lúi húi, lặng lẽ mua cháo vào đút cho mẹ, rồi lại thay tã, vệ sinh.
Để bù cho phần lặng lẽ của anh thì người mẹ yếu liệt tứ chi lại dồn sức lực lên miệng. Ngoài lúc ngủ, thời gian còn lại bà nói liên tục. Những chuyện bà nói toàn là những chuyện tiêu cực, chuyện người này không tốt, người kia xấu xa. Rồi cuối cùng, câu chuyện lại trở về việc kể tội con dâu, bà bảo vợ anh là người chẳng ra gì. Bảo anh thật vô phước mới yêu rồi ép bà đi cưới cái ngữ ấy về làm dâu. Cả đời bà, chưa bao giờ hài lòng việc gì ở cô con dâu ấy cả. Cả nhà bà, chẳng ai ưa được cái ngữ ấy.
Anh chỉ lặng lẽ ngồi nghe. Cuối cùng, thờ dài một hơi rồi bảo: “Thôi má ngủ đi cho khỏe, con biết rồi!”.
Cuối tuần nào phòng bệnh cũng vắng người hơn vì vài bệnh nhân được về nhà. Cuối tuần nào bà cụ cũng trông có vẻ tươi tỉnh, khỏe khoắn hơn vì thức ăn anh con trai mua vào hợp khẩu vị bà. Bà bảo anh chỉ chỗ mua cho cô giúp việc để ngày thường anh đi làm cô ấy mua cho bà ăn, chứ đồ cô ấy nấu tuy sạch sẽ cơ mà còn lâu mới ngon miệng được như hàng đồ ăn anh mua. Anh chỉ gật gật, dạ vâng cho qua việc.

Mỗi lúc mọi người hỏi thăm sao không thấy vợ anh vào chơi, thăm bà cụ anh chỉ biết cúi đầu lặng thinh, còn bà cụ thì cứ hấm hứ bảo: “Thôi nhắc làm gì cái ngữ ấy! Thứ con dâu chẳng ra gì, thứ hỗn bạc thôi chồng! Nó ôm con bỏ đi rồi. Mà bà cũng chẳng cần cứ ngữ con dâu ấy, có con trai như vầy là được rồi!”.
Mấy hôm nay mưa bão, hàng quán hai bên bệnh viện đóng cửa sạch. Những gia đình có người bệnh buộc phải nằm lại cực gấp đôi vì mưa ngập và căn tin quá tải. Bà cụ nghe mấy người chăm bệnh lào xào khoác áo mưa đi mua cháo, mua cơm mà về tay không, hoặc ăn đỡ bánh mì ngọt dưới căn tin vì bão lớn quá, chẳng có hàng quán nào phục vụ cả. Bà cười khẩy chê mấy cô là phụ nữ mà còn thua cả con trai bà, nó vừa xách về 2 hộp thức ăn 4 ngăn đầy đủ những món ăn nóng hổi, thơm phức, đúng vị bà yêu thích.
Ngoài hành lang con trai bà đang mặc kệ những giọt nước mưa nhỏ từ tóc xuống thấm ướt người, mắt ậng nước nhìn về phía cổng bệnh viện. Nơi ấy có vợ cũ của anh đi chiếc ô mùa xanh mà chồng cô ấy vội xòe ra đón khi cô gập chiếc túi rỗng vừa đựng 2 hộp thức ăn đi xuống bậc cấp.
Người phụ nữ ngồi vào xe, ngước mắt nhìn chồng đang vòng qua đầu xe bước vào ghế lái. Nước mắt cô chợt trào ra, đấy là giọt nước mắt của sự biết ơn, của tình yêu với người chồng hiện tại hay sự thương hại với người chồng cũ, cô cũng không cắt nghĩa được.
Bỗng tay cô chợt ấm ấm, nhìn xuống thì thấy tay chồng đang nắm chặt. Anh nhìn cô, ôn tồn bảo: “Thôi, em đừng khóc nữa, cũng đừng thấy mang ơn hay mắc nợ gì anh cả. Anh muốn em được hạnh phúc và thanh thản. Dù bà ấy có cay nghiệt, ích kỷ thế nào thì cũng bà bà nội của hai đứa con mình. Anh cũng không muốn chúng trách móc gì ba chúng. Bệnh cả bà ấy ở phòng đó chắc cũng không còn bao nhiêu thời gian nữa. Tuần tới anh sẽ thuyết phục hai đứa tới thăm bà nội”.
Chiếc xe lăn bánh chầm chậm dưới trời bão. Những cơn gió mạnh thốc lá cây và mảnh rác vụn, bay tới tấp, sượt qua kính xe. Nhưng trong xe vẫn ấm áp và an toàn. Họ ngược gió bão về nhà và tay vẫn trong tay ấm nóng vô cùng.
Xem thêm: Đào mỏ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Nhìn thấy mâm cơm tôi chia riêng cho mẹ chồng, chồng tôi liền đùng đùng nổi giận. Chẳng lẽ tôi muốn giữ an toàn cho con mình là sai sao?
Thuyền trưởng ngạc nhiên hỏi lại: “Làm sao con biết được ta sẽ quay trở lại để cứu con?”. Cậu bé mỉm cười nói: “Bởi vì con tin vào lòng nhân hậu của ngài”.
Hiện nay anh vẫn khỏe nhưng không có nghĩa là khỏe mãi được, anh phải đi làm để còn lo cho mình. Con cái như thế không mong đợi gì ở nó được.
Tin liên quan
Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn mỗi ngày khi ta hội tụ đủ 7 yếu tố dưới đây.
Cổ nhân xưa tin rằng, cuộc sống quá no đủ sẽ khiến các thành viên trong gia đình nhụt chí, lười phấn đấu.
Cổ nhân khuyên hậu nhân nên lưu ý khi gặp những người quá khiêm tốn như dưới đây.