Bạn muốn sống thản nhiên với đời, hãy khắc cố ghi tâm 3 triết lý cổ nhân
Trong lòng không muộn phiền có lẽ là hạnh phúc lớn nhất một đời người. Thế nhưng, làm sao để lòng nhẹ tênh như gió, lặng như mặt hồ thì không phải ai cũng biết.

Dưới đây là những triết lý nhân sinh vô cùng hữu ích của cô nhân giúp bạn ngộ ra chân lý ở đời và biết cách sống thản nhiên:
Lưu thủy bất tranh tiên
"Lưu thủy bất tranh tiên" - ý nói, nước chảy không tranh lên trước. Xưa kia, Lão Tử từng nói "thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh" - ý nói nước là thiện nhất, là tốt nhất. Nước đem lại lợi ích cho muôn vật mà không tranh giành lợi ích với bất kỳ ai.
Nước là chân thành, giúp đỡ vạn vật, không tranh cao thấp, không giành uy danh, cũng không tự cho mình là hiểu biết nhất, lại càng không bao che bản thân. Bởi vậy, mới không oán không hận, không lo âu.
"Bất tranh tiên" tức là tôn trọng quy luật tự nhiên, không phá hoại cân bằng, không vì lợi nhỏ mà làm mất đi cái lợi lớn để lạc mất bản thân mình. Làm việc dự vào sự gấp gáp nhất thời, không làm đến nơi đến chốn, ắt hỏng việc.
Nước càng chảy nhỏ thì dòng chảy càng dài, cũng giống như con người biết sử dụng tiết kiệm thì càng được lâu. Sống ở đời, hơn nhau ở tầm nhìn, hơn sau ở cách sống sâu, sống lặng.
Kỳ thị thâm giả, kỳ thiên ky thiển
Kỳ thị thâm giả, kỳ thiên ky thiển - ý nói một người có quá nhiều dục vọng ham muốn thì bản chất tự nhiên của người ấy là nông nổi. Một người có quá nhiều dục vọng thì sẽ khuyết thiếu trí tuệ và linh tính. Người như thế sẽ bị dục vọng làm cho mê muội cả ý chí, tham dục bại thân.

Sống ở đời, người tham tài, tham quyền, ham mê nữ sắc thì khả năng phán đoán của họ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí đánh mất cả tâm trí của mình, đó cũng là bước đầu của tai họa.
Muốn sống an nhiên giữa cuộc đời, hãy lấy tu dưỡng làm trọng. Càng tu dưỡng càng sống bình yên.
Nhân hữu thiên toán, thiên tắc nhất toán
"Nhân hữu thiên toán, thiên tắc nhất toán" - ý nói con người có ngàn tính toán cũng không bằng một tính toán của trời. Tin rằng, ai trong chúng ta cũng có những tính toán nhỏ nhặt để bản thân thu lợi ích. Nhưng con người có tính toán nghìn vạn lần, tính tới tính lui cho bản thân cũng là "không bằng trời tính".
"Thiên tắc nhất toán" - trời tính là tính thế nào? Chính là căn cứ theo lượng "đức" nhiều ít của mỗi người. Đức nhiều thì sẽ được hưởng nhiều phúc lộc, đức ít, nghiệp nhiều thì có toan tính đến đâu cũng không thành, khéo lại mang họa vào thân.
Vậy nên cổ nhân mới nói, người thiện, người ác, trời không ác; kẻ ác, người sợ, trời không sợ; người hiền, người khinh, trời chẳng khinh; người có thiện niệm, trời tất có bảo hộ; người trung hậu, phúc tất sẽ tới.
Đọc thêm
Đức là ngọn nguồn của hết thảy phúc báo ở đời, nhưng tích đức thế nào thì không phải ai cũng biết.
Sớm nắm rõ 4 triết lý thâm sâu này, không tranh, không giành, khát khao vừa đủ, ắt cuộc sống sau này của bạn sẽ viên mãn.
Hạnh phúc đơn giản chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.