Một đời khổ sở vì cưới chui – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Con gái chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vì cả hai lỡ “ăn cơm trước kẻng” nên phải tổ chức đám cưới chui để nhận con nhận cháu. Nào ngờ, cuộc hôn nhân không “chứng chỉ” hợp pháp đã khiến cuộc đời con gái chị thiệt thòi đủ đường.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà chị có 2 đứa con, 1 trai 1 gái. Thời đại bình đẳng, vợ chồng chị chẳng phân biệt trai gái nên đầu tư cho cả 2 đứa con ăn học như nhau. Nhưng chẳng hiểu sao cái Hạnh, con gái chị lại chẳng chịu học hành đến nơi đến chốn. Mới tí tuổi đầu đã ăn diện, yêu đương nhăng nhít. Ban đầu chị nghĩ con đến tuổi dậy thì nên thế, lớn hơn tí là lại biết suy nghĩ, tập trung học hành cho tương lai. Nào ngờ, các học bè cùng lứa thi cấp 3 đều đỗ vào trường chuyên, trường điểm, con gái chị lại thi trượt, phải học ở trung tâm giáo dục thường xuyên.

Thế rồi, đang học lớp 11, Hạnh lại dẫn cậu bạn cùng lớp về ra mắt gia đình và thông báo về cái thai 4 tháng trong bụng, xin được cưới. Anh chị bàng hoàng, không thể hình dung 2 đứa 16 tuổi đầu sẽ làm cha mẹ như thế nào. Nhưng giờ chuyện cũng đã đành, anh chị bèn đánh tiếng với nhà trai chuyện cưới xin cho hai đứa. Bên kia biết chuyện, bất đắc dĩ cũng không thể chối bỏ trách nhiệm với đứa cháu đích tôn trong bụng nên đành ngồi lại cùng nhà gái bàn chuyện tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, vì cả hai đang tuổi đến trường, nếu tổ chức rình rang thì lại vi phạm pháp luật. Thế là họ bàn nhau lặng lẽ “cưới chui” cho hai đứa trẻ. Cưới xong, Hạnh bảo lưu kết quả học tập, nghỉ học 1 năm để sinh con.

Dù mang tiếng cưới chồng, Hạnh vẫn ở nhà bố mẹ để cho tiện chăm sóc. Còn thằng Duy – con rể chị, hàng ngày đến trường học xong, hôm nào thích thì về ngoại ăn cơm, không thì lại về nhà mình. Vì nghĩ chúng nó còn trẻ người non dạ nên chị bỏ qua tất cả, mong mỏi đến ngày 2 đứa trưởng thành để tự chịu trách nhiệm với cuộc sống hôn nhân và nghĩa vụ làm cha làm mẹ của mình.

Ngược lại bên nhà trai cũng thương con, thương cháu nên chấp nhận mọi thiếu sót của con dâu. Chi phí nuôi cháu, nuôi con cả hai gia đình đều tình nguyện góp vào đến khi chúng nó học xong, có việc làm ổn định. Chỉ có điều thỉnh thoảng ông bà nội của thằng cháu chị lại chép miệng trăn trở vì không thể nhập hộ khẩu cho cháu đích tôn về nhà mình được.

mot-doi-kho-so-vi-cuoi-chui-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Trở thành vợ chồng rồi làm bố mẹ quá sớm khiến cuộc hôn nhân của Hạnh và Duy gặp không ít khó khăn. Dù được bố mẹ hai bên bảo bọc nhưng cuộc sống vợ chồng của đôi trẻ vẫn gặp nhiều trắc trở. Làm mẹ rồi Hạnh chẳng muốn học tiếp nữa, chấp nhận ở nhà trông con, phụ việc vặt cho bố mẹ hai bên. Duy thì học hết lớp 12, không đỗ trường đại học nào nên học nghề rồi theo chúng bạn vào nam làm ăn. Vợ chồng trẻ xa nhau, tình cảm cũng chẳng kết nối thường xuyên nên cứ hời hợt dần.

Để giữ chồng, con cái chị về hẳn nhà chồng sống. Nhưng vì làm dâu khi còn trẻ, kỹ năng sống không có, công việc làm cũng không, Hạnh bị gia đình chồng coi khinh vì ăn bám. Nhiều lần Hanh gọi điện cho Duy kêu khổ, muốn Duy về nhà để gần vợ gần con. Nhưng Duy vẫn ham chơi, chẳng muốn về sống gần vợ con để chịu ràng buộc. Thỉnh thoảng Duy lại về nhà thăm con vài ngày, đưa tiền cho vợ rồi lại vào nam. Hạnh muốn vào nam theo chồng làm ăn, cho vợ chồng con cái sống gần nhau nhưng Duy không đồng ý, lấy lý do con nhỏ, chưa nhà cửa vào đó sống cảnh nhà thuê thì khổ lắm.

Sợ con gái sống bên nhà chồng khổ vì mang tiếng ăn bám mãi, anh chị dồn ít tiền để Hạnh hùn vốn với bố mẹ chồng mở một cửa hàng tạp hóa bán buôn hằng ngày. Nhờ công việc buôn bán thuận lợi, Hạnh cũng dần được nhà chồng chấp nhận. Cuộc sống tốt dần lên, cả hai dù đến tuổi đăng ký kết hôn nhưng cũng chẳng ra phường làm đăng ký. Bận bịu cuộc sống khiến cả hai quên dần việc đó, với cả cũng cho rằng nó không cần thiết lắm.

Thế rồi bất ngờ một ngày Hạnh nhận được tin chồng ngoại tình. Hóa ra, bấy lâu nay Duy thích đi làm ăn xa là vì có nhân tình trong đó. Hạnh nghe tin liền mang “quyền làm vợ” ra để giữ chồng thì mới tá hỏa nhận ra mình vẫn chưa đăng ký kết hôn hợp pháp. Dù hai gia đình đã tổ chức cưới cho họ, nhưng đó cũng chỉ là một đám cưới chui, nếu truy cứu ra, họ còn bị khép vào hành vi tảo hôn, bị pháp luật xử lý.

Gần một tuần này, vợ chồng chị đi đâu cũng kể về chuyện cô con gái cưới chui ngày nào bị thiệt trước thiệt sau đủ đường. Hóa ra, cuộc hôn nhân của Hạnh và Duy cũng vừa chấm dứt xong, lặng lẽ như lần họ tổ chức đám cưới vậy. Bởi chẳng phải hôn nhân hợp pháp nên cả hai không cần ra toàn xử lý. Điều đáng nói ở đây là sau mấy năm làm dâu, làm vợ, Hạnh bế con ra khỏi nhà chồng với hai bàn tay trắng, dù trước đó cô cũng góp không ít tiền bạc, công sức.

Xem thêm: Chia tay tình cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Chẳng những không biết ơn người ân nhân đã giúp đỡ mình suốt 4 năm đại học, nữ sinh này còn thậm chí còn trách móc: “Có tiền mua biệt thự tại sao không hỗ trợ tôi?”.

Giúp người người báo oán – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Sau sự cố lần ấy, bà mới hiểu ra, cháu nào cũng là cháu, mỗi đứa sẽ có một con đường riêng của mình, chỉ cần chúng nó làm người tử tế, chân chính thì đều là… cháu “xịn” cả!

Cháu “xịn” với cháu “thường” – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Nhìn bố mẹ chồng quan tâm, ưu ái em dâu khiến chị Phương thấy đố kỵ và ghen tỵ vô cùng. Mâu thuẫn chị em dâu cũng từ đây mà bắt đầu.

Mâu thuẫn chị em dâu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Trước khi trở thành doanh nhân, diễn giả và cây bút tàu chính đáng tin cậy, John Rampton từng có tuổi thơ đi rao báo cho người giàu và ông đã nhận ra bài học quý để trở thành triệu phú. 

Làm nghề giao báo cho người giàu từ nhỏ, tôi nhận ra bài học quý để trở thành triệu phú: 'Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn'
0 Bình luận

Sau nhiều năm viết về tài chính, nữ phóng viên Tanza Loudenback đã đúc kết được nhiều bài học đắt giá về tiền bạc mà ai cũng nên biết.

Cây bút tài chính lâu năm đúc kết 4 bài học tiền bạc đắt giá: Rủi ro là cần thiết để xây dựng sự giàu có
0 Bình luận

Những bài học dưới đây có thể bạn đã từng nghe nhiều, nhưng thực sự chúng có thể giúp bạn bước gần hơn tới thành công rực rỡ.

10+ bài học đắt giá giúp bạn bước gần hơn tới thành công: Đừng sống một cuộc đời mà bạn bị áp đặt!
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 3 giờ trước
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất