Vì sao người xưa nói "miệng lớn đấu với miệng nhỏ, gia đình ly tán, người của tan nát”?
“Miệng lớn đấu với miệng nhỏ, gia đình ly tán, người của tan nát” - bạn có hiểu miệng lớn, miệng nhỏ ở đây mang ý nghĩa gì không?

“Miệng lớn đấu với miệng nhỏ, gia đình ly tán, người của tan nát”
Trong văn hoá phương Đông, cuộc sống con người thường gắn liền với phong thủy. Họ thường áp dụng những kiến thức này vào tất cả mọi mặt đời sống, đặc biệt việc xây nhà. Người ta tin rằng, những nơi nào có phong thủy tốt sẽ có lợi cho sự phát triển của gia chủ, thậm chí nó còn có thể ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của gia đình.
Vậy "miệng lớn" và "miệng nhỏ" trong câu nói của người xưa nghĩa là gì? Trên thực tế, "miệng lớn" và "miệng nhỏ" chính ám chỉ cửa của ngôi nhà. Miệng lớn ở đây là nói cửa chính ra vào, còn miệng nhỏ lại là cửa sổ. "Miệng lớn đấu với miệng nhỏ" tức là cửa chính và cửa sổ đối diện nhau. Vậy tại sao cửa ra vào và cửa sổ ở vị trí đối diện nhau lại không tốt?
Thực tế, trong quan điểm của người xưa, cửa chính đóng vai trò là cửa hút gió và hút tài lộc, còn cửa sổ lại là cửa thông gió và thoát khí xấu. Trong ngôi nhà, hai cửa này có chức năng ngược nhau. Nếu như bố trí đối nhau gây bất lợi cho "dòng chảy" may mắn, điều này sẽ phá hoại phong thủy, sợ rằng trong nhà sẽ bị phá tài, phá lộc. Khi tài lộc vừa vào cửa lớn đã ra thẳng cửa nhỏ và biến mất. Điều này chắc chắn sẽ khiến cả gia đình sẽ bị ảnh hưởng, đương nhiên cũng nhanh chóng suy sụp. Chính vì thế, việc đối cửa ra vào và cửa sổ được coi là điều không may mắn, sẽ dẫn đến hao hụt tài lộc của cả gia đình.

Trên thực tế, từ góc nhìn của kiến trúc hiện đại, quy tắc này của người xưa cũng có những giá trị nhất định. Phong cách kiến trúc hiện nay chú trọng đến tính chất vẻ đẹp của sự đối xứng trong không gian nội thất. Thông thường, khi thiết kế, con người sẽ cố gắng hết sức để tìm kiếm sự đối xứng ở cả hai bên. Nghĩa là cửa sổ ở trong phòng đối xứng nhau nhưng sẽ không thiết kế cửa sổ đối diện với cửa chính ra vào. Kiểu vẻ đẹp đối xứng này thường sẽ mang lại cho người ta hiệu ứng thị giác tốt hơn.
Hãy tưởng tượng, nếu cửa ra vào và cửa sổ của một ngôi nhà lại được bố trí đối diện, cấu trúc trái phải của không gian sẽ không nhất quán, ai nhìn vào cũng có cảm giác rất khó chịu. Khi vừa bước vào nhà là đã nhìn thấy phía sau nhà thông qua cửa sổ đối diện. Trừ khi có một số cá tính thích xây dựng theo phong cách riêng của mình mà không hề theo gu thẩm mỹ của công chúng thì có thể lựa chọn kiểu thiết kế này. Theo quan điểm chung, con người ưa chuộng những ngôi nhà được thiết kế đối xứng hơn. Chính vì vậy, câu nói này của người xưa vẫn còn có ý nghĩa áp dụng cho đến ngày nay.
Quan niệm khác về “miệng lớn, miệng nhỏ”
Ngoài vấn đề phong thủy, khi để cửa lớn đối diện của sổ cũng còn có một quan điểm cho là sẽ làm hại người, tại sao lại như vậy? Sở dĩ có suy nghĩ như vậy là vì trong mắt người xưa, khi thiết kế nhà thường sẽ phải tính đến việc gió lùa. Gió lùa sẽ khiến người ta nhiễm gió lạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người đặc biệt là những người yếu đuối như phụ nữ và trẻ em. Vì vậy để tránh xảy ra những cơn gió lùa độc hại, việc thiết kế cửa ra vào và cửa sổ đối diện cũng đã trở thành điều cấm kỵ.
Ngoài ra, gió lùa sẽ gây ra những hư hỏng nhất định cho tường và dầm của ngôi nhà do bị thổi, tạt lâu ngày cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa của ngôi nhà. Vì vậy, cho dù là theo phong thủy hay khoa học thì cũng không nên để cửa sổ trong nhà đối diện với cửa trước.
Xem thêm: Người xưa dặn: "Thắp hương chuối phải nhớ đại kỵ này kẻo Thần Tài phật ý, không ban lộc"
Đọc thêm
4 người dưới đây tuyệt đối không đi viếng mộ vào dịp cuối năm, như vậy, cả gia đình sẽ an nhiên, tốt lành.
Người xưa cho rằng khi tặng nhau những thứ này là điềm báo xấu trong mối quan hệ vì thế nên tránh tặng. Đó là thứ gì?
Dưa hấu là loại trái cây ngon, ngọt, có màu sắc bắt mắt nhưng người xưa kiêng kỵ đặt lên bàn thờ, vì sao vậy?
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.