Mẹ kế con chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Vì không được bênh vực trong vụ tai nạn xe mà mẹ kế nhất không cho tôi một xu của hồi môn, tôi nghe mà lòng đắng nghét, đau tức đến không thở nỗi.

Năm 6 tuổi, mẹ tôi qua đời vì bệnh nặng. Không lâu sau đó, bố tôi lấy vợ hai. Mẹ kế đối xử với tôi cũng rất tốt, không quá thân thiết nhưng cũng không đến mức xa lạ. Bà lo đủ cho tôi cơm ăn áo mặc, không thua kém gì ai, thỉnh thoảng cũng hỏi han tôi chuyện học hành, bạn bè, nhưng thiếu vắng tình cảm gần gũi máu thịt nên giữa chúng tôi gần như là kiểu tôn trọng nhau để sống.
Cách đây 2 năm, trên đường đi làm về mẹ kế xảy ra va chạm với một chiếc ô tô. Nguyên nhân là do mẹ kế tôi rẽ vào ngõ nhưng không bật xi nhan. Cũng may không có gì nghiêm trọng, nhưng tay chân vẫn bị trầy xước, thâm tím. Mẹ kế nằm nguyên tại chỗ để bắt người đi ô tô bồi thường. Cùng lúc, bà gọi điện cho tôi và bố ra để tăng sức ép, nhưng hôm đấy bố đi làm nên chỉ có mình tôi.
Lúc ra tới nơi, biết đầu đuôi câu chuyện và xem lại camera hành trình của ô tô thì tôi hiểu người sai là mẹ kế. Xe ô tô của người ta cũng bị móp 1 phần góc đầu, họ không bắt đền ngược là may rồi. Thế là tôi đỡ mẹ kế dậy, xin lỗi và để họ rời đi.

Chính việc này mà mẹ kế giận tôi, bà bảo xe to phải đền xe nhỏ, bà không quan tâm mình có sai hay không, chỉ cần người nhà ra đông đủ là có thể gây sức ép, bắt người ta bồi thường. Lý lẽ của mẹ kế là người đi ô tô chắc chắn lắm tiền nhiều của, đền vài trăm cho mình sửa xe thì có đáng gì. Mặc dù cho tôi thuyết phục, giải thích đủ lời, bà vẫn hậm hực bỏ vào phòng nằm, cơm tối cũng không ăn. Tôi hết cách đành phải tự bỏ tiền túi ra sửa x echo mẹ kế, cũng mua thêm ít cao xoa bóp cho bà nhưng bà vẫn giận.
Cứ tưởng chuyện này là chuyện nhỏ, qua thời gian là thôi. Nhưng tôi không ngờ đêm hôm kia tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của mẹ kế và bố tôi. Bố hỏi mẹ kế đã mua vàng để trao cho tôi trong ngày cưới chưa?
Mẹ kế giọng dửng dưng bảo: “Con gái anh là đứa tâm hướng ngoài, không biết bênh vực bảo vệ người nhà sao em phải cho nó của hồi môn? Nó có thể thương người mẹ kế này đâu mà em phải thương nó. Anh có thì anh đi mà cho con gái anh!”.
Bố tôi nghe vậy thì vội nói: "Anh làm gì có tiền. Làm được đồng nào anh đưa cho em hết rồi còn đâu. Mẹ nó trước kia bệnh tật, bao nhiêu tiền của đều đem đi chữa bệnh hết, không để lại được cho nó chút ít tài sản nào. Thôi, em thương tình con nó mồ côi mẹ từ nhỏ mà lo cho nó nốt lần này, để nhà chồng nó đỡ coi thường".
Nghe đến đây, trong lòng tôi trào lên một nỗi đau tức, đắng nghét không thể kìm nén được nên tôi đẩy cửa, xông vào hét lên: "Con không cần, con không cần tiền của 2 người". Nói xong, tôi bỏ chạy, tới nhà bạn ở nhờ.
Cả ngày hôm qua và hôm nay, bố liên tục gọi điện bảo tôi về nhưng lòng tôi vẫn chưa nguôi ngoai cơn tức giận. Tôi không biết phải đối diện với bố và mẹ kế thế nào nữa. Sắp tới đám cưới rồi mà tâm trí tôi giờ chỉ toàn đau khổ. Tôi nên làm gì đây?
Xem thêm: Người chồng “hào phóng” – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Chỉ vì đĩa cá rán không đánh vẩy mà ông thông gia và thằng con rể đùng đùng nổi giận, bắt taxi giữa đêm để trả con gái tôi về “nơi sản xuất”.
Bất kỳ nghề nghiệp nào cũng cần người làm có kiến thức, có kỹ năng và có phẩm chất đạo đức tốt và nghề giúp việc những yêu cầu đó lại càng được đặt lên hàng đầu.
Chồng tôi luôn tỏ ra hào phóng với bạn bè, mỗi lần đi nhậu là tranh trả tiền cho bằng được nhưng với vợ con lại tiếc từng đồng, tôi mua chiếc máy cũng kêu tiêu hoang.
Tin liên quan
Cổ nhân dặn con cháu, trong một số trường hợp, không thể "cao tay" hơn thuật lấy độc trị độc.
Sống ở đời, dù che đậy giỏi đến đâu thì sớm muộn cũng bị phát giác. Những kẻ có tâm thâm độc, xấu xa sẽ không tồn tại được lâu.
Những người thực hiện được 5 điều sau trong đối nhân xử thế thường nhật sẽ nhận về sự yêu quý từ mọi người.