Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.
Lúc còn độc thân, cả hai tích lũy được số vốn khá ổn, vay mượn thêm bố mẹ, họ hàng chúng tôi tậu được một căn chung cư 2 phòng ngủ ngay sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn. Vì vậy mà từ ngày làm dâu tôi không phải sống chung với bố mẹ chồng.
Mẹ chồng hay nói xa nói gần, bảo tôi sung sướng, không phải làm dâu ngày nào. Bà so sánh tôi với những nàng dâu khác và cả chính mẹ ngày xưa, lúc nào cũng tất bật, đảm đang, còn tôi không phải cơm bưng nước rót ngày nào.
Tôi không đồng tình với quan điểm của mẹ chồng, bởi cả tôi và chồng đều cùng đi làm như nhau, nhà cũng là do chúng tôi mua chúng, nói thật tôi thấy mình chẳng thua kém anh cái gì. Vậy tại sao mẹ cứ muốn tôi gánh vác nội trợ, cung phụng hầu hạ người này người kia như phụ nữ thời xưa. Bố mẹ đẻ tôi cũng chưa bao giờ yêu cầu con rể phải quan tâm, săn sóc, chỉ cần con cái về chơi là ông bà mừng rồi.
Sống chung, vợ chồng tôi chia đôi việc nhà. Mẹ chồng đến chơi thấy chồng tôi rửa bát, lau nhà thì rất bực. Thế là anh ấy làm gì bà cũng chạy tới làm hộ. Còn tôi đã làm xong việc của mình nên ngồi nghỉ ăn trái cây, xem phim. Tôi thấy mẹ tất bật thì nói nhỏ với chồng đừng để mẹ làm thay kẻo mẹ mệt, nhưng chồng bảo mẹ thấy vui vì làm thế nên tôi đành kệ.

Chỉ vậy thôi mà khi về đến nhà, mẹ chồng đã gọi điện thoại cho chồng tôi gần nửa tiếng. Tôi không biết hai mẹ con nói chuyện gì mà vừa tắt điện thoại, chồng đã lộ nét mặt khó chịu. Tôi gặng hỏi thì chồng bảo mẹ cằn nhằn chuyện sao mẹ chồng làm việc nhà mà con dâu lại dửng dưng ngồi ăn trái cây, xem tivi.
Tôi nghe vậy thì thấy buồn, sợ mẹ chồng hiểu lầm nên bảo chồng nói lại cho mẹ hiểu việc nhà chúng tôi đã thỏa thuận chia đôi chứ không phải anh bị vợ chèn ép gì. Nhưng chồng cứ bảo tôi là phụ nữ, làm vợ làm dâu mà không khéo léo, ba cái việc cỏn con mà cũng muốn rạch ròi. Thế là chúng tôi giận nhau, chiến tranh lạnh cả tối.
Một lần khác, cuối tuần chồng tôi mang việc về nhà làm, còn tôi được nghỉ nên tôi tranh thủ đi spa, shopping, ăn uống với hội bạn. Mẹ chồng đến chơi nhưng tôi không hề hay biết. Buổi tối, lúc tôi vui vẻ về nhà sau một ngày tung tăng thì thấy mẹ chồng đã nấu cơm xong. Tôi vội thay quần áo rồi ra dọn bàn ăn, xong xuôi thì mời mẹ, mời chồng vào dùng cơm tối. Nhưng mẹ chồng mặt lạnh tanh, chẳng nói năng gì, cứ vậy xách túi đi về.
Chồng tôi cũng tỏ vẻ bực bội với tôi, anh kể mẹ đến nấu ăn cho anh rồi còn tất bật dọn dẹp nhà cửa. Mẹ chồng giận nghĩ tôi chỉ biết đi chơi, để mặc nhà cửa bừa bộn, chồng bận rộn làm việc mà không ở nhà chăm lo cơm nước cho chồng. Tôi nghe mà tủi thân vô cùng, lúc tôi bảo đi chơi thì chồng ủng hộ nhưng khi trở về, anh ấy lại nặng nhẹ trách móc. Tôi nên làm thế nào để chồng bớt “ba phải” và thay đổi tư tưởng phong kiến của mẹ chồng?
Tin liên quan
Người ta bảo đông con thì già bớt khổ, nhưng tôi có tận 5 đứa con, ấy vậy mà ở cái tuổi gần đất xa trời này chỉ có viện dưỡng lão là nơi có thể nương tựa vào.
Hành động đẹp của cặp vợ chồng ở Thái Nguyên đã khiến chủ tiệm vàng ngỡ ngàng, cúi đầu cảm tạ. “Tôi vừa bất ngờ, vừa cảm phục lòng tốt của anh chị”, chủ tiệm vàng nói.
Triết lý của Lão Tử có tác động đến nhiều trường phái tư tưởng, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới. Dù đã hàng thế kỷ trôi qua nhưng những lời dạy của Lão Tử vẫn có thể áp dụng được trong môi trường tâm lý và xã hội hiện đại của chúng ta.