Mạnh Tử nói: “Người không biết xấu hổ thì không thể xem là người”, tại sao vậy?

Mạnh Tử nói rằng “Người không biết xấu hổ thì không thể xem là người”, bởi người biết xấu hổ thì mới có thể gặp tiền tài không tham lam, gặp khó khăn không khuất phục, làm người khiêm tốn, làm việc có chừng mực.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mạnh tử nói: Làm người thì phải biết xấu hổ

Khổng Tử có câu “Hành kỷ hữu sỉ”, nghĩa là phải biết dùng tâm xấu hổ để ước thúc hành vi của chính mình. Ngoài ra, ông còn nói “tri sĩ cận hồ dũng”, tức là người biết xấu hổ cũng gần với người dũng cảm.

Trên thực tế, một người biết xấu hổ mới có thể tự cảnh tỉnh chính mình, đối diện với sai lầm của bản thân, chiến thắng tự ngã. Đây là biểu hiện vượt qua cả sự dũng cảm thông thường.

Manh-Tu-noi-nguoi-khong-biet-xau-ho-thi-khong-the-xem-la-nguoi-1

Mạnh tử nói “Vô tu ác chi tâm, phi nhân dã”, ý là một người nếu không biết xấu thể thì cũng không thể được coi là người. Khi bàn về thiện, Mạnh Tử nói rằng, con người sinh ra vốn đã có lòng trắc ẩn, biết hạ mình khiêm tốn, biết xấu hổ, biết phân biệt đúng sai. Đó cũng chính là gốc rễ của Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí. Ở đời, chỉ có loài cầm thú mới không có những tính thiện này. Vậy nên, đã làm người thì phải biết xấu hổ, để khi đối diện với danh lợi phù phiếm mới có thể kìm lòng, không sai phạm.

Ngoài ra, Mạnh Tử nói rằng “Nhân bất khả dĩ vô sỉ, vô sỉ chi sỉ, vô sỉ dã”, nghĩa là làm người không thể không biết xấu hổ. Loại người không biết xấu hổ quả thực là kẻ vô liêm sỉ.

Người không biết xấu hổ điều gì cũng dám làm

Nhan Chi Suy – Nhà văn nổi tiếng thời Nam Bắc Triều, đã thuật lại câu chuyện trong cuốn sách “Gia huấn” của mình rằng: Một viên quan nói với ông: “Tôi có đứa con 17 tuổi học hành đã thông tuệ. Tôi cho nó học tiếng nước Tiên Tri (tên một nước cũ thuộc Nội Mông Cổ ngày nay), tập gảy đàn tì bà, lớn lên cho nó theo hầu đám công khanh, thì thế nào cũng được sung sướng.”

Manh-Tu-noi-nguoi-khong-biet-xau-ho-thi-khong-the-xem-la-nguoi-3

Nhan Chi Suy nghe xong chỉ im lặng không trả lời. Sau khi về nhà, ông bảo với con cháu rằng: “Người này dạy con lạ thay. Nếu là ta, thì dù có được phú quý đến đâu thì cũng không mong các con của mình làm như vậy!”.

Ở đời, thường những người mất hết liêm sỉ, họ chỉ biết xu nịnh để mong kiếm chác lợi lộc, nhìn đâu cũng chỉ thấy tiền tài lợi ích. Kiểu người như vậy, không việc gì là không dám làm.

Nhà triết học Chu Hi từng nói: “Nhân hữu sỉ, tắc năng hữu sở bất vi”, tức là người biết xấu hổ thì mới có thể không làm những việc không nên làm.

Biết xấu hổ mới không dễ làm điều sai trái

Dũng cảm thừa nhận khuyết điểm của bản thân từ xưa đến nay không phải việc dễ dàng. Một người khi nhìn thấy khuyết điểm của bản thân thì sẽ cảm thấy xấu hổ, từ đó mới có đủ dũng khí để thay đổi. Người biết sai mà sửa thì cũng chưa phải là muộn. Ngược lại, người mà không cảm thấy xấu hổ thì sẽ coi đó là vinh diệu, người như vậy thật hết thuốc chữa.

Manh-Tu-noi-nguoi-khong-biet-xau-ho-thi-khong-the-xem-la-nguoi-4

Từ cổ chí kim đến nay, phàm là người biết xấu hổ thì sẽ có ý chí kiên định, dù nghèo hay giàu, được hay mất, đứng trước nhân nghĩa và lợi lộc họ đều có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn. Người biết xấu hổ mới có thể thúc ước bản thân, không tùy ý buông thả dục vọng của mình. Còn người vô liêm sỉ thì xưa nay điều gì cũng dám làm, việc gì cũng dám phạm.

Trong cuốn “Thân ngâm ngữ – trị đạo”, học giả Lữ Khôn ở triều Minh từng nói rằng: “Ngũ hình bất như nhất sỉ”, nghĩa là hình phạt nghiêm khắc cũng không bằng cho người dân hiểu được một chữ “sỉ”. Nếu đạo đức con người đề cao, biết được thế nào là hổ thẹn, biết chuyện gì nên làm chuyện gì không như vậy mới có thể phân biệt đúng sai thiện ác. Cái này, so với hình phạt nghiêm khắc thì hiệu quả hơn nhiều. Do đó, người xưa chủ trương giáo hóa trước tiên, sau đó mới đến trừng phạt.

Xem thêm: Muốn sống hạnh phúc hãy giữ chặt 3 “lá bùa hộ mệnh” này!

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cổ nhân dạy “Trước nhà trồng quế thơm, quý nhân sẽ phù trợ”, bởi theo góc độ phong thủy loài cây này có thể chiêu tài vượng khí, cải thiện tài vận cho gia đình.

Cổ nhân dạy “Trước nhà trồng quế thơm, quý nhân sẽ phù trợ”, có ý nghĩa gì?
0 Bình luận

Cổ nhân nói “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, nếu học được 2 phép tắc này bạn sẽ thấy tâm mình tĩnh lặng, trí tuệ sáng suốt, cho dù không thể đại phú quý cũng sẽ không thua kém người nào.

Cổ nhân nói: Người học được 2 phép tắc này thì phúc báo tự nhiên gõ cửa!
0 Bình luận

Cổ nhân nói “Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân”, lời dạy này xuất phát từ một câu chuyện xưa, đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Hãy tìm hiểu và ngẫm nghĩ!

Cổ nhân nói: “Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân”, càng ngẫm càng thấy thấm!
0 Bình luận

Tin liên quan

Trong tác phẩm Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không thường xuất hiện với hình ảnh đội một chiếc mũ có lông vũ dài. Tại sao lại như vậy?

Chiếc mũ có lông vũ dài của Tôn Ngộ Không - 'vương miện' dành cho mãnh tướng
0 Bình luận

Giới khoa học nhận định, Lý Nhật Quang xứng đáng là Danh nhân lịch sử, đã có nhiều cống hiến to lớn vào việc ổn định và phát triển đất nước, trước hết là vùng đất Nghệ An vào những thập niên đầu của Vương triều Lý.

Lý Nhật Quang- Mãnh tướng trấn giữ phên dậu phía Nam được dân tôn 'thánh' khi còn sống
0 Bình luận

Trong số 7 hổ tướng của Quang Trung thì chỉ có Võ Văn Dũng là nổi danh là "võ thánh" oanh liệt. Ông không chỉ diệt được cao thủ Tàu mà còn thẳng tay trừ khử gian thần, giúp người trung lương.

Võ Văn Dũng - mãnh tướng diệt cao thủ Tàu, khử gian thần và là 'cánh tay phải' của Quang Trung
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa dạy “Mộ không đầu con cháu nghèo, cáo canh mộ ba đời sang”, vì sao?

Trong phong thủy mộ phần có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hậu thế nên người xưa mới căn dặn con cháu đời sau chú ý đến mồ mả ông bà, tổ tiên.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 giờ trước
Mua nhà tặng bố mẹ vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi quyết định mua tặng bố mẹ vợ một căn chung cư ngay cạnh nhà mình. Khi biết chuyện, tôi bị cả nhà mắng là “đội vợ lên đầu”. Nhưng họ quên mất rằng, không có bố mẹ vợ thì tôi làm gì có ngày hôm nay.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Vì người già không còn mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta hay nói, “già như trẻ con”. Nhưng khác biệt ở chỗ, trẻ con được sinh ra trong một vòng tay, còn người già dần rời đi khỏi cuộc đời này trong một khoảng lặng.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Bài học làm người - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chúng ta cứ ngỡ mình to lớn có giá trị, nhưng đôi khi chúng ta phải cúi xuống để học những người bình thường mà ta đánh giá thấp này những bài học làm người.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Thăm nhà bạn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thăm nhà bạn ở tuổi ở cái tuổi lục thập hoa giáp thế này mới thấy thấm thía cái bình yên, hạnh phúc thực sự ở đời. Tưởng là dễ những khó vô cùng...

Hải An
Hải An 5 ngày trước
3 món đồ nên cân nhắc kỹ trước khi đặt trong nhà để tránh ảnh hưởng tới vận khí

Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 17/05
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 15/05
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 13/05
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

PC Right 1 GIF
Đề xuất