Hai chỉ vàng của mẹ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Xin kể câu chuyện thật nhỏ, chân thật và bình dị về MẸ, về BÀ dưới đây để cùng suy ngẫm.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mẹ 

Mẹ tôi năm nay tròn 89 tuổi (tính theo tuổi âm lịch). Tuổi cao, sức yếu lại bệnh tật nên mẹ đau ốm quanh năm. Mẹ không ngồi ô tô được, chỉ ngồi sau con cháu trên xe máy. Nhưng 7 năm nay mẹ không đủ sức "đánh cược" sức khỏe nên xe máy cũng thôi.

Hai tháng trước, con dâu trưởng báo cáo với mẹ là sẽ tổ chức cưới cho con trai (tức là cháu đích tôn của mẹ), và nói: "Mẹ cố gắng ăn uống, uống thuốc, tiêm thuốc đầy đủ để có sức khỏe, mặc áo dài dự lễ thành hôn của cháu". Thế là từ hôm đó mẹ chịu khó ăn, chịu khó uống thuốc hơn. Thi thoảng mẹ lại hỏi: "Khi nào hai đứa về?" (cháu đích tôn và cháu dâu tương lai). Mẹ bảo: "Mẹ đã dành 2 chỉ vàng để tặng vợ chồng nó trong ngày cưới"- nói rồi mẹ lần chùm chìa khóa trong người mở tủ gỗ cũ (đã có tuổi đời gần 30 năm), tìm dưới sâu những món đồ cũ gần như chẳng dùng để làm gì, lấy ra cái túi vải nhỏ xíu màu đỏ. Mẹ mở túi lấy ra 2 chỉ vàng: "Mẹ đã để dành 2 chỉ cho chúng nói đây này". Trên tay mẹ là 2 chỉ vàng ta, trong đó có 1 chỉ được quấn 1/3 vòng tròn bằng sợi chỉ màu đỏ (mẹ nói quấn như thế là để đánh dấu chỉ vàng đó tặng cho cháu dâu). Rồi mẹ lại mở tủ, lần tìm mấy tờ tiền loại 500 ngàn đồng cất rất kỹ, cho vào phong bì và nắn nót viết dòng chữ: "Chúc mừng hạnh phúc 2 cháu. Bà nội". Mẹ giải thích: "2 chỉ vàng là để chúng để dành phòng lúc quan trọng thì dùng đến. Tiền thì để chúng nó tiêu pha".

Phải nói thêm về ngọn nguồn 2 chỉ vàng này. Cách đây gần 3 năm, 2 bên gia đình định tổ chức cưới cho các con, nhưng rồi đành hoãn lại vì covid. Lúc đó mẹ nói đã để dành 2 chỉ vàng ta làm quà cưới cho 2 cháu: "Mẹ đã để dành 2 chỉ vàng này từ 3 năm trước chờ ngày cưới chúng nó" (Như vậy có nghĩa là đến tháng 10/2023, mẹ đã để dành làm quà cưới cho cháu đích tôn được... 6 năm!).

hai-chi-vang-cua-me-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac

Đến giữa năm 2023, biết kế hoạch tháng 10 sẽ cưới cháu đích tôn, mẹ đi lục tìm 2 chỉ vàng nhưng tìm mấy ngày liền trong số đồ cũ chất đầy tủ mà không thấy. Chắc mẹ cất kỹ ở đâu đó nên quên chỗ (những chuyện quên và tìm đồ không thấy thường xuyên xảy ra với mẹ). Mẹ lo lắng, mất ăn mất ngủ cả tuần. Tình hình căng thẳng đến mức cả nhà phải nghĩ ra kế sách ứng phó. Con trưởng nói với mẹ: "Mẹ quên à! Mấy năm trước mẹ đã đưa cho con giữ hộ mà! Hôm nào cưới, con sẽ đưa trả lại để mẹ tặng các cháu". Lúc đó mẹ mới thở phào nhẹ nhõm. Mẹ nhắc: "2 chỉ vàng mẹ bỏ trong túi vải nhỏ màu đỏ. Nhớ giữ cho mẹ nhé!". 

Ngay sau đó, gái út của mẹ bí mật đi mua 2 chỉ vàng ta, rồi bí mật đưa cho anh trưởng. Có 2 chỉ vàng rồi, cả nhà lại đi tìm cho được 1 chiếc túi vải nhỏ màu đỏ rộng khoảng 4 cm. Tức là phải tạo hiện trường, vật chứng để mẹ tin. Trước ngày cưới 2 tuần, con trai trưởng trịnh trọng trao lại cho mẹ chiếc túi vải đỏ trong đó có 2 chỉ vàng. Mẹ lấy 2 chỉ vàng ra ngắm nghía hàng chục phút rồi dùng chỉ đỏ quấn vào 1 chỉ đánh dấu.

Cháu đích tôn và cháu dâu bay về Việt Nam. Hôm sau mẹ gặp cháu đích tôn hỏi: "Cái P (tên cháu dâu) đâu không thấy về nhà?". Con trai trưởng phải trả lời thay: "Các cháu đi máy bay mười mấy giờ đồng hồ nên bị mệt, hiện cháu đang ở nhà mẹ đẻ ạ! Hơn nữa, theo phong tục, trước khi cưới con dâu không được ăn ở tại nhà chồng chưa cưới ạ! Theo kế hoạch thì ngày mai cháu dâu đỡ mệt sẽ đến thăm mẹ".

"Mẹ quên phong bì rồi!"

Hôm cưới, con gái út giúp mẹ chải đầu, cài tóc gọn gàng, tô chút son, mặc cho mẹ chiếc áo dài hoa màu xanh mà 10 năm trước mẹ đã mặc trong lễ cưới cháu gái. Chân đau, người yếu, bệnh tật nên đi lại rất khó khăn, nhưng mẹ rất cố gắng xuống tầng 1 chào hai họ. Nhưng sự cố nhỏ xảy ra - mẹ quên cầm quà mừng 2 cháu. Thế là mẹ chỉ chỗ cho con gái út : "Chỗ ấy,,, chỗ ấy...". Con gái út phải mất đến 5-7 phút mới mang xuống cho mẹ cái túi vải nhỏ màu đỏ. Mẹ lại à lên: "Quên phong bì rồi!". Con gái lại lên tầng 2 tìm 1 hồi mới thấy.

Mẹ ghé tai con trai trưởng: "Cứ thế đưa các cháu con nhỉ!", "Vâng ạ!". Thế là mẹ trao cho cháu đích tôn 1 chỉ vàng, cháu dâu 1 chỉ vàng có cuốn sợi chỉ đỏ. Còn phong bì thì mẹ cho chung nhưng đưa cho cháu dâu. Cùng với quà tặng là lời chúc của mẹ rất giản dị, mộc mạc.

Sau lễ cưới, mẹ hỏi: "Cái P đâu không thấy". Khi biết cháu dâu bị sốt, mẹ dặn phải uống thuốc, uống nước, ăn cháo thế nào. Tối đến mẹ lại hỏi con dâu trưởng và con trai: "Cái P đỡ sốt chưa? Chưa à, khổ thân nó. Hay là đưa đi bệnh viện". Hôm nay biết cháu dâu bị sốt xuất huyết phải nằm viện, mẹ xót: "Khổ thân nó. Về được mấy ngày, lo việc cưới xin lại lăn ra ốm. Con nói bác sĩ quan tâm chăm sóc cho cái P nhanh khỏi đi. Bảo nó ăn nhiều vào cho khỏe". Con trai trưởng ứa nước mắt chỉ biết nói: "Dạ vâng mẹ!".

Chỉ là MẸ, là BÀ mới thương yêu con cháu, mới xót cháu mình như vậy. Nhân ngày 20/10, nói về phụ nữ Việt Nam bao nhiêu lời cũng không đủ. Nhưng nếu nói quá nhiều lại trở thành thứ "hoa mỹ", "có cánh", chỉ nghe thấy, nhìn thấy lấp lánh về hình thức, lấp lánh vỏ ngôn ngữ mà không có ý nghĩa gì.

Vậy nên chỉ xin kể câu chuyện thật nhỏ, chân thật và bình dị về MẸ, về BÀ trên đây vậy thôi!

(Theo Congdankhuyenhoc.vn)

Xem thêm: Đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá - Câu chuyện nhân văn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Chú thạch sùng đã mắc kẹt trong bức tường mà vẫn sống được trọn 10 năm. Thật không đơn giản chút nào. Có gì đó bất thường thì phải?

Chuyện con thạch sùng - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Một chiếc nón cũ, không biết ai đó đã vứt ngoài đường, nhưng nó nhắc nhở chúng ta, những người làm điện Việt Nam về sứ mệnh của mình.

Cái mũ cũ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.

Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào - Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa dạy “Mộ không đầu con cháu nghèo, cáo canh mộ ba đời sang”, vì sao?

Trong phong thủy mộ phần có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hậu thế nên người xưa mới căn dặn con cháu đời sau chú ý đến mồ mả ông bà, tổ tiên.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 giờ trước
Mua nhà tặng bố mẹ vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi quyết định mua tặng bố mẹ vợ một căn chung cư ngay cạnh nhà mình. Khi biết chuyện, tôi bị cả nhà mắng là “đội vợ lên đầu”. Nhưng họ quên mất rằng, không có bố mẹ vợ thì tôi làm gì có ngày hôm nay.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Vì người già không còn mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta hay nói, “già như trẻ con”. Nhưng khác biệt ở chỗ, trẻ con được sinh ra trong một vòng tay, còn người già dần rời đi khỏi cuộc đời này trong một khoảng lặng.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Bài học làm người - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chúng ta cứ ngỡ mình to lớn có giá trị, nhưng đôi khi chúng ta phải cúi xuống để học những người bình thường mà ta đánh giá thấp này những bài học làm người.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Thăm nhà bạn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thăm nhà bạn ở tuổi ở cái tuổi lục thập hoa giáp thế này mới thấy thấm thía cái bình yên, hạnh phúc thực sự ở đời. Tưởng là dễ những khó vô cùng...

Hải An
Hải An 5 ngày trước
3 món đồ nên cân nhắc kỹ trước khi đặt trong nhà để tránh ảnh hưởng tới vận khí

Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 17/05
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 15/05
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 13/05
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

PC Right 1 GIF
Đề xuất