Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào - Câu chuyện nhân văn
Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.

Họ ở một ngày một đêm trong nông trại của một gia đình rất nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người bố hỏi con mình: "Con thấy chuyến đi như thế nào?"
"Rất tốt, thưa bố!".
Ngạc nhiên trước câu trả lời của đứa con, người bố hỏi lại: "Con có nhìn thấy những người sống ở đó nghèo khổ đến thế nào không?".
"Vâng, có!"
"Vậy con đã học được những gì?"

Cậu con trai trả lời: "Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời".
Khi cậu con trai dứt lời, người cha nín lặng - không nói được gì.
Cậu bé nói tiếp: "Cảm ơn bố đã cho con thấy họ nghèo khổ đến thế nào!".
Tất cả mọi thứ phụ thuộc vào cách bạn nhìn thấy chúng? Nếu bạn có tình yêu, bạn bè, gia đình, sức khoẻ, sự hài hước và một thái độ lạc quan hướng về cuộc sống, bạn đã có tất cả mọi thứ! Bạn không thể mua bất cứ thứ gì trong những điều này. Bạn có thể có tất cả những gì bạn muốn, nhưng nếu tinh thần bạn nghèo nàn thì bạn không có gì cả!
Đọc thêm
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, lòng tôi bồi hồi nghĩ về những người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi người: Cha và Mẹ.
Ba mươi năm trước tại Thủ đô Washington D.C, vợ của một doanh nhân đã đánh rơi chiếc ví của cô ấy tại bệnh viện trong một đêm mùa đông.
Tôi dừng xe trước cột điện trên vỉa hè con đường nội ô Đà Nẵng. Từ tầm tay với đến thắt lưng, cột điện như khoác lên mình trang phục loang lổ với bao nhiêu là nội dung quảng bá: Khoan cắt bêtông, hút hầm cầu, tìm người giúp việc, luyện thi, dạy kèm...
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.