Chuyện nhặt từ... vỉa hè - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Tôi dừng xe trước cột điện trên vỉa hè con đường nội ô Đà Nẵng. Từ tầm tay với đến thắt lưng, cột điện như khoác lên mình trang phục loang lổ với bao nhiêu là nội dung quảng bá: Khoan cắt bêtông, hút hầm cầu, tìm người giúp việc, luyện thi, dạy kèm...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đây không phải là chuyện lớn nhưng gây phản cảm, thành phố cũng đã có quy định xử phạt hành vi này, tuy vậy cũng khó mà làm triệt để. Việc này sẽ tiếp tục làm dài dài và một phần phải trông đợi vào ý thức của người dân.

Thực ra tôi dừng xe bởi yếu tố khác. Trong những nội dung quảng bá ấy, tôi chợt chạnh lòng trước dòng chữ: “Cho nữ thuê phòng trọ, liên hệ...”; “Cho thuê phòng trọ - Chỉ cho nữ thuê”. Ai cũng biết, người thuê phòng trọ hiện nay phần lớn là sinh viên (SV) các trường đại học. Khi đọc những dòng chữ này, các em nam SV nghĩ gì?

Trong một phóng sự về đời sống SV tại Đà Nẵng, người đọc không khỏi bận lòng trước thực trạng nam SV nhậu nhẹt quá đà. Không chỉ “hết mình” ở quán xá, SV còn tụ tập tại phòng trọ tổ chức nhậu nhẹt, đàn hát, hò hét, cụng ly “trăm phần trăm”, uống cho “thầy hết chịu nổi” và “mọi người phải kiêng nể”(?)... Tàn cuộc nhậu là lời ra tiếng vào ồn ào không ai chịu nổi, là thiếu thốn nợ nần học phí, là ẩu đả và cũng có thể là những hành vi vi phạm pháp luật. Không hiếm SV phải bỏ học nửa chừng hoặc sa vào lao lý cũng bắt đầu từ nhậu...

chuyen-nhat-tu-via-he-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-8

Đối với chủ nhà trọ, mong muốn của họ là có người thuê và thu được tiền. Vậy nhưng khi chấp nhận cho nam SV thuê trọ, họ cũng phải đối mặt với nhiều hệ lụy. Phòng trọ bẩn thỉu nhếch nhác, hư hỏng, các khách trọ khác lần lượt bỏ đi bởi không chịu nổi cách hành xử của “láng giềng”... Bởi vậy, một số chủ nhà trọ thà chấp nhận để trống phòng còn hơn cho nam SV thuê. Người ta “chê” khách trọ là nam SV bởi thực trạng đó.

Nói vậy cũng không có nghĩa là vơ đũa cả nắm. Thực tế vẫn có những nam SV chịu khó học hành, ăn ở đàng hoàng tử tế được mọi người xung quanh quý mến và trân trọng. Họ phải gánh chịu hệ lụy từ chính bạn bè và điều đó làm cho nhiều người cảm thấy chạnh lòng... Nếu chủ nhà trọ nào cũng “chê” thì nam SV trọ ở đâu để học hành? Ở các lớp học có nhắc nhở về lối sống của nam SV? Nhà trường có biết việc này và có biện pháp gì tháo gỡ khó khăn cho các em không?

Người viết cũng từng là nam SV nên không quá xa lạ với những “mặt trái” của đời sống SV như báo chí phản ánh. Dù vậy, khi đứng trước những dòng chữ mang hàm ý “tẩy chay” nam SV ở trọ vẫn không khỏi cảm giác vừa thương vừa giận. Đành rằng ai cũng phải trải qua thời trai trẻ với sự tự tin thái quá hay chút ngông nghênh "dễ thương", nhưng dù gì các em cũng phải tỉnh táo, biết liều lượng để mà dừng hoặc tìm cách xử sự cho hợp lý để mọi người còn có thể chấp nhận được mình. Đừng mặc cảm và cũng đừng ác cảm với những dòng chữ lạnh lùng ấy mà nên nhận lỗi về mình để thay đổi. Nếu thực sự xúc cảm trước điều ấy, các em sẽ thay đổi dần để cải thiện cách nhìn của xã hội về đời sống SV. Sự thay đổi này chắc chắn sẽ mang đến cho các em những điều tốt trong học tập, trong ứng xử, trong các điều kiện cơ bản để học hành và quan trọng là tạo tiền đề cho các em vững vàng bước vào cuộc sống.

Xem thêm: Người thầy đầu tiên - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Dưới đây là câu chuyện "đĩa thanh long" và bài học "người mẹ hi sinh không phải lúc nào cũng tạo ra những đứa con biết ơn".

Đĩa thanh long - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Bò cày ruộng trở về, mệt quá nằm lăn ra đất nghỉ, thở phì phò. Chó đi ngang qua, thấy vậy bèn dừng lại hỏi han. Bò thở dài: - Anh bạn à, tôi thực sự mệt quá rồi. Ngày mai tôi không muốn ra đồng nữa, ở nhà nghỉ cho lại sức.

Cái chết của con bò - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

“Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, sức mạnh của một câu nói lớn ngần nào?

'Quyền lực' của lời khen - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 2 giờ trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

PC Right 1 GIF
Đề xuất