Chuyện con thạch sùng - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Chú thạch sùng đã mắc kẹt trong bức tường mà vẫn sống được trọn 10 năm. Thật không đơn giản chút nào. Có gì đó bất thường thì phải?

Có một người Nhật vì muốn sửa lại nhà nên dỡ tường ra. Thông thường, tường nhà kiểu kiến trúc Nhật thường đế một tấm gỗ ở giữa, hai bên trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để rỗng.
Khi anh ta dỡ tường ra, phát hiện có một chú thạch sùng đang ngủ ở trong đó, đuôi nó bị đóng vào tường bởi một chiếc đinh được đóng từ ngoài vào trong. Anh này thấy tình cảnh đó vừa thấy thương thạch sùng vừa thấy tò mò, anh ta chăm chú quan sát chiếc đinh. Trời ạ! Đây là chiếc đinh được đóng khi xây nhà 10 năm trước. Rút cục là có chuyện gì thế này nhỉ? Chú thạch sùng này đã mắc kẹt trong bức tường mà vẫn sống được trọn 10 năm! Thật không đơn giản chút nào. Có gì đó bất thường thì phải? Anh ta tiếp tục tục nghĩ ngợi, đuôi nó bị đóng chặt, không thể xê dịch được, thế nó đã sống được nhờ vào điều gì trong 10 năm qua? Anh ta quyết định tạm hoãn việc sửa nhà, quan sát và tìm hiểu xem chú thạch sùng này đã ăn gì?

Một lát sau, không biết từ đâu bò ra một chú thạch sùng khác, miệng nó ngoạm miếng thức ăn… Ồ! Anh ta lặng người đi. Vì một bạn thạch sùng bị đinh đóng vào đuôi không thể đi lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm tìm thức ăn mớm cho bạn trong suốt 10 năm qua.
Cùng với sự phổ cập của thiết bị máy móc hiện đại trong xã hội con người, tốc độ những thông tin mà chúng ta có được từ người thân, bạn hữu, đồng nghiệp,… ngày một nhanh hơn, nhưng liệu khoảng cách giữa con người với con người có gần nhau hơn?… Đừng bao giờ bỏ quên tình yêu thương nhé!
Đọc thêm
Buổi sáng đi làm, chị nhìn thấy bánh trước của chiếc xe máy bị xẹp hoàn toàn, chị nghĩ: “May quá, nếu xe xẹp lốp trên đường cao tốc thì không biết hậu quả sẽ ra sao”.
Thấy con cứ về nhà là cầm ipad, xem tivi, đọc truyện tranh, người mẹ cảm thấy buồn. Người bố thấy vậy, liền bảo con: “Này con, trước khi con chơi, làm giúp bố một việc nhé”.
Dưới đây là câu chuyện "đĩa thanh long" và bài học "người mẹ hi sinh không phải lúc nào cũng tạo ra những đứa con biết ơn".