"Đít bồ trôn vại, ăn hại chồng con": Quan niệm này còn đúng không?

Người xưa cho rằng, "đít bồ trôn vại, ăn hại chồng con" là tướng thô vụng, lười vận động, không biết lo liệu, vén khéo.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong khá nhiều sách từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam mà chúng tôi có trong tay, duy chỉ "Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh-2010) thu thập và giải thích: "Đít bồ trôn vại, ăn hại chồng con. Đít mà to như cái bồ, (lỗ) trôn mà lớn như cái vại (là hai nét hay gặp ở những ả đàn bà) chuyên ăn hại chồng con".

Tiếc rằng, tác giả mới chỉ dừng ở mức diễn giải nội dung câu tục ngữ, chứ chưa giải thích tại sao dân gian lại nói như vậy. Mặt khác, cách diễn giải còn có chỗ chưa chính xác. Cụ thể, "đít" (trong "đít bồ"); "trôn" (trong "trôn vại"), đều chỉ cái "đít", "mông", "mông đít"…("khối thịt dày và chắc ở hai bên hậu môn; Ăn rồi cắp đít ra về, Thấy hàng chả chó lại lê trôn vào-cd"-Từ điển tiếng Việt-Vietlex), chứ không phải "đít" chỉ cái "mông", còn "trôn" lại là "(lỗ) trôn"(tức "lỗ đít", "hậu môn" của người).

Có lẽ, tác giả cho rằng "(lỗ) trôn" lớn như cái vại" nên "ăn lắm, ỉa nhiều" ("ăn hại chồng con"). Nhưng, về hình tượng, không ai ví "(lỗ) trôn" to như cái vại. Vì trôn vại kín mà bằng, không hề có lỗ. Mặt khác, đây là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm nhân tướng học dân gian, cụ thể là "tướng mông" (đồn bộ tướng-臀部相), chứ không phải tướng "(lỗ) trôn" (to, nhỏ). Lỗ trôn đàn hồi, to nhỏ, giãn rộng hay đóng kín, còn tùy… Và nhất là không ai xem tướng qua quan sát "(lỗ) trôn" cả. Thế nên, ở dị bản thuộc mục chữ cái C, chính Nguyễn Đức Dương đã giải thích: "Chân vò đít vại ăn hại chồng con: Chân mà to như cái vò, mông mà to như cái vại (là hai nét hay gặp ở những đàn bà chỉ giỏi ăn hại chồng con)". Theo đó, "đít vại" hay "trôn vại" đều chỉ cái mông, cái đít, theo lối nói ngoa dụ của dân gian mà thôi.

Trở lại với nội dung câu tục ngữ. Người xưa tổng kết "Đàn bà to mông, đàn ông to vai". Đàn ông sức dài vai rộng nên vai, lồng ngực phải vạm vỡ; đàn bà đảm nhận thiên chức sinh đẻ nên mông cần nở nang, khung xương chậu phải phát triển. Về "tướng mông" (chủ yếu) người ta chia làm các loại:

1.Mông vuông (phương hình đồn-方形臀), còn gọi mông chữ H.

2. Mông tròn (viên hình đồn-圓形臀), còn gọi mông chữ O.

3. Mông trái tim (tâm hình đồn-心形臀), còn gọi mật đào đồn-蜜桃臀(mông trái đào), hoặc mông chữ A.

4. Mông chữ V.

dit-bo-tron-vai-an-hai-chong-con-quan-niem-nay-con-dung-khong-0

Xét về mặt mỹ học và nhân tướng học:

Kiểu "mông vuông", trên dưới bằng nhau, cơ phát triển về hai bên; "mông chữ V", trên rộng dưới hẹp (phần trái đít beo lại). Hai loại này nhìn xấu, mông to mà thẳng đuột.

Xét hình dáng, bồ và vại cũng to thô, bằng phẳng, trùng trục từ trên xuống dưới đáy, không hề có dáng phình, cong ("Cháy nhà hàng phố, bình chân như vại"-tục ngữ). Thế nên, "đít bồ, trôn vại", hay "chân vò, đít vại" là kiểu mông to mà kém nở nang, không có đường nét, khi ngồi thì bằng, thẳng đuột, to thô.

- Kiểu "mông tròn", cơ mông khá nở nang, phát triển săn chắc, hai "trái đít" tròn, ngắn, không sệ; mông phân biệt rõ ràng với phần eo lưng. Tuy nhiên, phần chuyển tiếp giữa eo lưng và mông không thon, mà hơi gãy, không xấu không đẹp.

- Đẹp nhất là kiểu "mông trái tim" (trông như hình trái tim lộn ngược, còn gọi mông trái đào), phía trên (phần giáp eo lưng) hẹp, dưới rộng; khung xương chậu và cơ mông phát triển đầy đặn, nở nang, săn chắc; mông phân biệt với phần eo lưng bằng đường cong mềm mại. Dù Á hay Âu, xưa hay nay, đây cũng là kiểu mông mơ ước của nhiều phụ nữ.

Sở dĩ "mông trái tim", còn được gọi là "mật đào" 蜜桃 (quả đào ngọt, đào ăn quả) vì hình khối của trái đào, một bên cũng chia làm "hai múi" tròn căng, hồng hào, phơn phớt tơ mịn. Vẻ mơn mởn của "mông trái đào", không chỉ là vẻ đẹp về hình thể, đường nét, màu sắc, mà còn biểu hiện một cơ thể khỏe mạnh, khả năng sinh dục dồi dào, đảm nhận tốt thiên chức làm mẹ, làm vợ nói chung của người phụ nữ.

Trong khi đàn bà "đít bồ, trôn vại" bị xếp vào diện "Cả vú to hông, cho không chẳng màng" thì kiểu mông trái đào, mông trái tim lại được dân gian đánh giá là "To mông rộng háng, đáng quan tiền"; "Những người thắt đáy lưng ong, Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con"; "Bổ củi xem thớ, lấy vợ xem hông/mông".

Tướng mông nở nang, khi ngồi lộ rõ hai "múi đít" cong cong, dân gian còn gọi là "đít bọ ngựa" [chữ gọi đường lang đồn-螳螂臀] hoặc "đít vịt" [áp tử đồn-鴨子臀]. Tú Xương mô tả "Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt" chính là nói cái tướng "đít ngồi cong cong" đĩ thõa của bà đầm. Theo dân gian, đây cũng là tướng mắn đẻ vì khung xương chậu phát triển, dồi dào sinh lực ("Đít ngồi cong cong, con đông như vịt"].

Như vậy, nếu như câu tục ngữ "Lưng chữ cụ, vú chữ tâm" (mà chúng tôi từng giới thiệu với bạn đọc trên Báo Người Lao Động) nói về kinh nghiệm xem "tướng lưng" (bối tướng-背相), "tướng vú" (nhũ tướng-乳相) thì câu "Đít bồ trôn vại, ăn hại chồng con", nhân tướng học dân gian lại tổng kết kinh nghiệm xem "tướng mông". Theo đó, "Đít bồ trôn vại, ăn hại chồng con" ý chỉ đàn bà mông to nhưng thẳng đuồn đuột (to vuông kiểu đít bồ), trùng trục (to bằng như trôn vại), là tướng đàn bà "ăn hại chồng con" (chồng con không được nhờ). Vì sao lại như vậy? Vì dân gian cho rằng đó là tướng thô vụng, lười vận động, không biết lo liệu, vén khéo.

Kinh nghiệm "xem tướng mông" của dân gian, ngoài cái lý đơn giản "đã đẹp lại tốt, đã xấu lại xa", xét về khoa học, không phải không có cơ sở. Dĩ nhiên cũng không phải đúng trong mọi trường hợp, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại. 

Xem thêm: Vì sao người xưa nói "trăm quan tiền nợ không bằng lấy nhầm vợ có con riêng"?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cho dù khó khăn thế nào, hãy cố gắng sống tử tế, chắc chắn ông trời sẽ không bỏ rơi những người lương thiện biết cố gắng. Đó chính là nhân quả ở đời!

Nhân quả ở đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

"Ra ngoài gặp phải ba con vật, không đen đủi cũng tai họa" - vậy, 3 con vậy mà người xưa nhắc đến là gì?

Người xưa nói: 'Ra ngoài gặp phải ba con vật, không đen đủi cũng tai họa'
0 Bình luận

"Nếu ngón chân thứ hai dài hơn ngon cái chứng tỏ người đó không hiếu thảo với cha mẹ" - điều này có thật sự đúng không?

Vì sao người xưa nói 'ngón chân thứ hai dài hơn ngón cái, con lớn lên không hiếu thuận với cha mẹ'?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 12 giờ trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất