Điều quan trọng hơn tiền - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Do công việc nên tôi hầu như ít khi có mặt tại nhà. Đi nhiều nơi cũng có điều thú vị khi mở mang được đầu óc, thế nhưng mãi cũng không đâu bằng nhà mình.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tổ ấm nhỏ, cái giường cái gối cũ mèm nhưng có "mùi thân quen" mà không đâu có được. Và được ở nhà là những lúc bản thân trải qua được những "xúc cảm" khó quên trong đời ...

Một bữa như vậy.

Đương nằm lắc lư mãi trên võng, mãi cũng chán, tôi lững thững xuống nhà để làm vài việc vặt. Bỗng ! Điện thoại đặt trên bàn reo lên từng chập. Đứa em họ (con người dì) đang định cư tại xứ cờ hoa (Hoa Kỳ) gọi video call về. Con trai nó năm nay vừa lên sáu, đang tập ráp vần A B C. Sau khi học thuộc mặt hăm bốn chữ cái. Chữ đầu tiên bé được dạy không phải là chữ "ba má" mà em tôi lại dạy cháu chữ .... bà nội ... ! Đúng vậy. Dù định cư ở nơi xa xôi nhưng trong tim em vẫn luôn hướng về mẹ nó. Và rồi có mẹ già sao không chọn ở lại trong nước để phụng dưỡng mà lại bỏ đi. Hằng hà những câu chất vấn đại loại thế sẽ bộc phát. Nhưng mà bạn ơi ... có ở trong hoàn cảnh cụ thể của mỗi người ta mới "cám cảnh" và hiểu rõ sự tình ! Không phải cứ cứ cái gì hiện hữu sờ sờ trước mắt ... là nó đã phản ánh đúng sự thật cả.

Trong tiếng nói nghẹn ngào của mình, em tôi bộc bạch :

"Anh biết sao hôn! Do covid-19 nên kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng. Hoa Kỳ không nằm ngoài vòng xoáy đó. Số lượng người thất nghiệp tăng từng ngày. Hai vợ chồng em chỉ còn mình vợ là đi mần .... em thì thất nghiệp. Chính phủ tung ra các gói cứu trợ kinh tế, doanh nghiệp, các gia đình. Nhưng coi bộ chẳng thấm vào đâu. Nhà em bên đây, cách bốn ngày là phải tới nhà thờ, chùa - sắp hàng xin lương thực (rau, cà rốt, bắp, khoai tây) mang về nhà ăn. Đáng lẻ tuần này đã phải chuyển khoản về để hiếu kính với má ".

Đương kể ngon lành thì em nín thin. Em không nói nữa mà lấy tay quệt quệt hai hàng nước mắt. Chừng đã bình tĩnh hơn em nói tiếp :

- Anh Minh ! Anh ứng trước rồi gửi giúp má em 500$ (hơn 10 triệu đồng) nghen !!!

- Ờ. Anh làm được ! Rồi sao nữa ?

- Dạ. Tuần sau. Nhà em bên đây sẽ tới lượt được các hội đoàn tương trợ. Cho đồ ăn, cho ít tiền. Tụi em sẽ cố gom lại ... rồi gửi sớm về cho anh !

- Ờ ... mà ... mà ... (giọng tôi chợt đứt đoạn)

dieu-quan-trong-hon-tien-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac

Tôi bối rối quá khi thông qua tấm gương gắn trên tường. Tôi thấy má nó đã đứng đó từ bao giờ ! Má nó qua chơi với má tôi. Hai người cùng nhau nhặt rổ rau muống dưới bếp mà tôi đâu có hay. Bả nghe được mấy lời "ruột gan" của con mình mà xúc động quá chừng. Cứ bụm miệng khóc tức tưởi... Thằng em "cốt đột" của tôi không biết chuyện đó, cứ tiếp tục thao thao bất tuyệt.

- Mà anh. Má em ở nhà có mình ên. Thỉnh thoảng ... anh dắt má anh sang nói chuyện với má em nghen !!!

- Ờ ... ờ ... mày khỏi nhờ tao cũng làm ... mà mày cúp máy đi.

- À. Còn nữa. Anh đừng để má em biết tụi em đang phải sống khổ ... như vầy nghen !

- .... (bụp)

Tôi chịu không nỗi. Chủ động ngắt kết nối. Má tôi nãy giờ đang đứng khóc hù hụ. Má nó thì sao? Má nó đi đâu mất tiêu. Mười phút sau má nó quành trở lại, chìa ra trước mặt tôi quyển sổ tiết kiệm mở ở ngân hàng. Gần 300.000.000d trong đó là toàn bộ tiền mà nào giờ em vẫn gửi về hiếu kính. Bả không đụng đến một ngàn nào ... ! Tôi muốn đổ sụp khi má nó cứ cà hức cà hức vừa khóc vừa nức nở :

- Con ... con ... con dắt dì ra ngân hàng. Đi ... đi liền. Đi liền. Dì rút tiền ... rút hết ... rút rồi bây gửi sang cho nó. Con tui sao lại khổ đến như vầy ...

Đồng tiền nhiều khi quan trọng thiệt. Nhưng có những cái còn quan trọng hơn nữa. Đó chính là tình cảm má con nó dành cho nhau. Ai cũng âm thầm lo cho đối phương mà không bao giờ chịu nói. Để rồi bữa nay ông trời đã khéo léo tạo ra hoàn cảnh này để tôi biết được, đồng tiền không phải là tất cả ......... !

Sài Gòn.

Người cùng một nhà.

Xem thêm: Đôi giày của bố - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Đọc thêm

Hồi nhỏ tôi không thích ăn xôi. Đơn giản vì mẹ tôi bán xôi, mỗi khi bán ế, bà thường “mời” tôi ăn. Con nít ăn hoài một thứ ngán. Đôi khi tôi làm eo không ăn, bà chẳng nói gì.

Cái thằng ăn hại này - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Nhà tôi ở trong khu tập thể Bách Khoa. Nhắm mắt đi ngủ thì thôi, mở mắt ra là thấy sinh viên chơi trò chơi điện tử (game). Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Cái sự chơi ở đây nó mênh mông không có điểm dừng...

Giết thời gian - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Nhìn ngôi nhà to đùng vắng lặng, nhìn thấy anh nằm sấp trên giường say xỉn, nhìn vào nắm tiền trong tay, chị mới thấy thấm thía cái chân lý “ hạnh phúc không ở trong tiền bạc”.

'Tổ lạnh' - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 16 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 16 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất