Điều mẹ cần khi Tết đến – Câu chuyện nhân văn xúc động
Tết này mẹ không cần gì cả, chỉ cần thấy các con về sum họp, khỏe mạnh là mẹ mãn nguyện rồi. Những lời nói của mẹ chồng khiến tôi không kìm được nước mắt.

Đầu năm, tôi đặt mục tiêu tiết kiệm để cuối năm có thể về quê ăn Tết, biếu mẹ chồng một khoản gọi là thưởng Tết. Ngoài mẹ đẻ, mẹ chồng cũng là người yêu thương, đỡ đần, ủng hộ tôi suốt những năm qua. Nhưng nào ngờ, năm nay công ty gặp khó khăn, nhân viên không có thưởng Tết.
Nhận được tiền lương cuối năm, tôi nghĩ ngay đến việc dành ra một khoản để biếu bố mẹ chồng ăn Tết. Dù khoản tiền không lớn nhưng tôi tin mẹ chồng sẽ hiểu cho tấm lòng của tôi.
Hôm về quê, lúc cả nhà quây quần ăn cơm, tôi đưa cho mẹ phong bì và nói: “Mẹ ơi, năm nay công ty con làm ăn khó khăn, chỉ có được chút ít biếu mẹ sắm sửa thêm cho Tết. Mẹ nhận cho con vui nhé”.
Bà lặng người trong giây lát rồi nhìn tôi với ánh mắt xúc động, nói: “Con à, Tết này mẹ không cần gì cả, chỉ cần thấy các con về sum họp, khỏe mạnh, vui vẻ là mẹ mãn nguyện rồi. Phong bì mẹ nhận nhưng mẹ cho lại các cháu. Con cầm lấy mà sắm sửa tết cho các cháu nhé. Lúc nào mẹ ngã bệnh, không tự lo cho mình được thì mới cần các con lo lắng”.

Những lời nói của mẹ chồng khiến tôi không kìm được nước mắt. Khoảnh khắc đó tôi nhận ra, Tết đến điều quan trọng nhất không nằm ở vật chất mà chính là sự yêu thương, thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình.
Sau đó, mẹ chồng kéo tôi lại gần và nói thêm: “Con làm dâu nhà này, mẹ thương con như con gái ruột. Chỉ cần các con sống hạnh phúc mẹ chẳng cần gì hơn. Nếu có khó khăn gì thì cứ nói với mẹ. Mẹ còn mấy chỉ vàng để dành, các con cần thì mẹ đưa cho để có vốn làm ăn. Mẹ không thể sống vui vẻ khi thấy các con khó khăn, túng thiếu được”.
Những lời nói ấy như xoa dịu mọi mệt mỏi, uể oải trong tôi. Tôi hiểu, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, gia đình vẫn là chốn bình yên để trở về. Tôi xúc động vô cùng, dù là mẹ chồng nhưng bà yêu thương, quan tâm, lo lắng cho tôi như mẹ ruột.
Biết mẹ không nhận tiền, nên tôi sẽ dùng khoản tiền ấy sắm sửa những thứ cần thiết trong nhà chồng, mua thêm quần áo mới tặng mẹ.
Với tôi, Tết này sẽ thật đặc biệt. Tôi may mắn khi có mẹ chồng thấu hiểu và yêu thương con dâu đến vậy. Chắc chắn, tôi sẽ luôn ghi nhớ khoảnh khắc ấy như một kỷ niệm đẹp trong hành trình làm dâu của mình.
Xem thêm: Vợ chồng là nghĩa trăm năm – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Bố tôi bị ung thư, tôi bảo vợ bán nhà để cứu bố, nhưng vợ dứt không đồng ý, bảo rằng thà cô ấy có lỗi với mình bố chồng còn hơn có lỗi với cả 4 người trong gia đình.
Vợ chồng là nghĩa trăm năm, đâu phải cứ mệt là buông. Muốn buông tay dễ lắm, đi cùng nhau đến trọn con đường mới cần cả tình yêu và lòng bao dung.
Tôi không ngờ lại có ngày mình rơi vào tình huống oái oăm có nhà mà phải dọn ra ngoài thuê trọ để ở. Cứ nghĩ “an cư lạc nghiệp”, có nhà vợ chồng sẽ an tâm làm ăn nào ngờ còn mệt mỏi hơn gấp bội lần.
Tin liên quan
Nếu muốn dứt khỏi những điều đó, đừng tìm đâu xa, hãy hướng vào tâm của mình, thay đổi góc nhìn, coi nhẹ nó và buông bỏ…
Người tài giỏi luôn là người khiêm tốn, biết chừng mực. Trong khi kẻ hèn kém lại thích phô trương, làm màu, thích "ngồi lên đầu" người khác.
Lời cổ nhân xưa nay vẫn có giá trị nhất định, thậm chí có những quan điểm vẫn còn áp dụng được đến hôm nay.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.