Vợ chồng là nghĩa trăm năm – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vợ chồng là nghĩa trăm năm, đâu phải cứ mệt là buông. Muốn buông tay dễ lắm, đi cùng nhau đến trọn con đường mới cần cả tình yêu và lòng bao dung.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ hôm vợ chồng cãi nhau đến nay đã được 1 tuần. Khoảng 20 năm về trước, chỉ cần cãi nhau 1 buổi mà chưa thấy chồng xuống nước hay có tín hiệu làm lành là chị khổ sở, bức bối vô cùng, ăn không ngon ngủ không yên. Thời ấy, một là chị làm một trận cho ra trò, khuấy mâu thuẫn căng lên như dây đàn buộc anh phải bày tỏ thái độ nhượng bộ, hoặc là nhắm tình huống làm căng không được thì chị xuống nước làm lành. Nói chung là giải quyết cho nhanh gọn, chứ càng để lâu chị càng không yên trong lòng.

Cái thời hôn nhân còn ấm nóng thì cái gì cũng phải rốt ráo, giận ra giận, thương ra thương, dở dở ương ương là khó chịu liền. Sau 20 năm chung sống, chị thấy lòng mình hạ nhiệt hẳn. Không phải chịu hết thương anh mà là mệt mỏi với những giận hờn.

Không có anh chị vẫn vận hành tốt cuộc sống gia đình, vẫn có thể tự đưa con đi học, tự lo cơm nước, nhiều không anh không về ăn cơm, chị vừa ăn vừa xem phim, càng tự do thoải mái. Tối nào anh về trễ chị lại thấy giấc ngủ thoải mái hơn hẳn vì giường rộng, lại có thể xem video không cần phải đeo tai nghe. Cuối tuần anh bận nhậu, chị cũng chẳng bận tâm như trước vì chị cũng có bạn bè của mình, hoặc mấy mẹ con tự ra ngoài ăn với nhau cũng vui. Tháng nào anh quên đưa tiền lương chị cũng không màng hỏi tới, vì chị cũng làm ra tiền, có thể tự cân đối thu chi trong nhà. Đồ đạc trong nhà hư, anh không sửa thì chị kêu thợ tới sửa, chỉ cần có tiền làm gì cũng được. Càng ngày chị càng thấy mình độc lập, tự chủ. Không có anh chị vẫn sống tốt.

vo-chong-la-nghia-tram-nam-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

20 năm bên nhau, từ 2 bàn tay trắng đến nay vợ chồng chị đã có nhà cửa, có xe, có mấy miếng đất làm của để dành. Đằng sau những thành quả ấy là những tháng ngày vợ chồng cày việc không quản ngày đêm.

Sau nhiều năm bôn ba, chị thấy mệt, không còn hơi sức đâu mà phấp phỏng, khóc cười với những giận hờn vợ chồng. Nhu cầu làm lành cũng chẳng còn nữa, chồng giận thì cứ giận, rồi thời gian sẽ làm phôi pha tất cả. Những cơn giận ấy cũng chẳng tới mức khiến vợ chồng bỏ nhau, anh giận rồi sẽ tự về thôi, chị nghĩ vậy.

Thế mà lần này chờ hoài chị vẫn không thấy anh tự về. Sau trận cãi nhau anh kéo vali đi thẳng ra cửa nói là đi công tác. Suốt 2 ngày anh đi, chị thấy bình thản vô cùng. Hôm nay là ngày thứ ba, nhân lúc rảnh rỗi, chị ngồi xem lại điện thoại, xóa bớt tin rác, ảnh chụp xấu để giải phóng bớt bộ nhớ. Tiện tay, chị check tin nhắn của chồng thì phát hiện ra gần 3 ngày qua không có lấy tin nào mới.

Chị rà cả tin nhắn SMS, Zalo, Messenger, Viber, Instagram… đều không có. Chị vào Facebook xem anh có đăng tin gì mới, hay comment trên trang nào không, thì hoàn toàn không. Một thoáng chạnh lòng. Chị quyết định im lặng, nhưng đến chiều ruột gan nóng bừng, không giữ được bình tĩnh nữa, chị bấm số gọi anh.

Chị gọi liên tục 10 mà vẫn không liên lạc được. Bao nhiêu nghi hoặc, phỏng đoán, lo lắng cứ vậy kéo đến trong lòng. Chị nhận ra anh vẫn rất quan trọng với chị, chỉ là chị cố tình không thừa nhận điều đó mà thôi. Đến tối, điện thoại reo, không phải anh mà là một số máy bàn lạ. Chị nhấc máy với tông giọng uể oải.

Nào ngờ một giọng nói quen thuộc cất lên. Tiếng anh trầm ấm: “Mấy mẹ con ở nhà khỏe không? Mấy nay anh đi mở rộng thị trường, vô khu này không có sóng điện thoại, anh không liên lạc về được, sợ mẹ con ở nhà lo anh chạy đi tít chỗ xa mới nhờ được điện thoại gọi về…”.

Chị nghe như một tảng đá nặng vừa được nhấc khỏi ngực mình. Bao nhiêu điều muốn nói với anh bỗng trốn đi đâu mất, chị chỉ kịp nói: “Mẹ con em khỏe, chờ ba về!”.

Anh đã cúp máy từ lâu mà chị vẫn bần thần. Chị thấy vẫn còn may khi chưa để lòng mình nguội lạnh. Vợ chồng là nghĩa trăm năm, đâu phải cứ mệt là buông. Muốn buông tay dễ lắm, đi cùng nhau đến trọn con đường mới là khó.

Xem thêm: Ly hôn vì bố chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Bố tôi bị ung thư, tôi bảo vợ bán nhà để cứu bố, nhưng vợ dứt không đồng ý, bảo rằng thà cô ấy có lỗi với mình bố chồng còn hơn có lỗi với cả 4 người trong gia đình.

Bán nhà cứu bố - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Vất vả cả buổi sáng lo đám giỗ nhà chồng, vậy mà lúc dọn mâm cúng ra bố chồng liếc nhìn rồi phán một câu khiến tôi nổi điên, quyết định ly hôn rồi gói hành lý về thẳng nhà mình.

Ly hôn vì bố chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tôi lặng người, thì ra bao năm nay tôi đã đánh mất người vợ thực sự, bên cạnh tôi mỗi ngày chỉ là một người bạn chung nhà. Và hạnh phúc theo cách của cô ấy và hạnh phúc ấy không hề có tôi.

Đánh mất người vợ thực sự – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Quy luật ở đời, có được ắt có mất. Vì thế, hãy bình thản đối diện, tìm cách vượt qua chứ đừng so bì, chìm đắm trong đau khổ để rồi hủy hoại cả đời mình.

Cổ nhân nói: Đời người có được ắt có mất, can cớ gì phải so bì?
0 Bình luận

Sống ở đời phải học cách chấp nhận, học cách hạ thấp kỳ vọng và chừa lại cho mình một đường lui...

Cổ nhân nói: Sống ở đời nhất định phải ghi nhớ đạo lý này
0 Bình luận

Khi các thành viên trong gia đình không còn tương tác, không còn quan tâm nhau nữa thì đó là dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút...

Cổ nhân nói: Có 2 dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút của 1 gia đình, có 1 thôi đã thấy đau lòng
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất