Bán nhà cứu bố - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Bố tôi bị ung thư, tôi bảo vợ bán nhà để cứu bố, nhưng vợ dứt không đồng ý, bảo rằng thà cô ấy có lỗi với mình bố chồng còn hơn có lỗi với cả 4 người trong gia đình.

Tôi không ngờ người vợ đồng cam cộng khổ với mình bao năm nay lại ích kỷ như vậy…
Tôi năm nay 42 tuổi, còn vợ 40. Chúng tôi lấy nhau đã hơn 15 năm, có với nhau 2 mặt con, 1 trai 1 gái. Trước giờ cuộc sống vợ chồng vẫn luôn hòa thuận. Nhiều năm nay, cô ấy là người vợ, người mẹ và người con dâu tốt. Cô ấy chấp nhận lấy một người đàn ông nghèo như tôi không một lời kêu ca, phàn nàn. Có mấy lần tôi làm ăn thất bại, vốn liếng bao năm gầy dựng mất hết, cô ấy cũng không một tiếng trách móc hay than thở. Năm ngoái, sau nhiều năm cố gắng làm lụng, tiết kiệm chúng tôi cũng mua được một căn hộ chung cư để đón bố mẹ lên ở cùng. Cuộc sống tưởng thế là viên mãn, nào ngờ tai họa bất ngờ ập đến.
Bố tôi phát hiện mắc ung thư phổi, cần phẫu thuật rồi hóa trị, xạ trị. Số tiền phải chi rất lớn, trong khi đó chúng tôi chẳng có một đồng tiết kiệm nào vì bao nhiêu tiền đều đem đi mua nhà cả. Nhà ở quê là nơi hương hỏa, thờ dòng họ, ông bà tổ tiên nên không thể bán được, mà có bán cũng chẳng được mấy đồng nên tôi bàn với vợ bán căn nhà mới mua để lấy tiền chạy chữa cho bố. Từ trước đến nay chúng tôi luôn đồng vợ đồng chồng, vợ tôi cũng là người thoáng tính, chưa bao giờ hẹp hòi hay tính toán với bố mẹ chồng nên khi nghe cô ấy phản đối tôi rất sốc.

Vợ tôi nói, cả đời người chắt chiu mới mua được căn nhà, mà tiền nợ mua nhà vẫn còn chưa trả xong, giờ bán đi rồi mỗi tháng lại mất thêm cả đống tiền thuê nhà nữa. Tiền chi tiêu rồi nợ nần, vợ chồng có làm đến kiếp sau cũng chưa mua được nhà trở lại. Cô ấy bảo, bố cũng già yếu rồi, chính bác sĩ cũng bảo nên cân nhắc phẫu thuật vì không biết sức cụ có chịu nổi không, vậy tại sao phải bán nhà để mổ? Cụ phải chịu đau mà không chắc cứu được, con cháu cũng phải chịu khổ lâu dài.
Tôi nghe thế thì bảo vợ, những điều cô ấy nói tôi đều biết, đều hiểu nhưng đạo làm con tôi không thể đứng yên nhìn bố chịu chết, còn nước còn tát, mất nhà thì tìm cách mua lại, chứ bố không cứu là không có lại được. Tôi cũng nói thêm: “Dù không thể cứu bố khỏi bệnh nhưng bù lại mình cũng không ân hận vì đã cố gắng hết sức”.
Nhưng vợ tôi không nghe, cô ấy kiên quyết không bán nhà, bảo rằng nếu có tiền tiết kiệm, vàng bạc cô ấy sẵn sàng bỏ hết ra để cứu bố, nhưng nhà thì không. Rồi cô ấy lấy con cái ra để viện cớ từ chối, bảo rằng thà có lỗi với bố còn hơn có lỗi với 4 người trong nhà, nhất là 2 con nhỏ. Cô ấy bảo yêu tôi vậy mà nỡ để tôi phải dằn vặt suốt đời vì không làm tròn chữ hiếu?
Giờ tôi không biết phải xoay sở thế nào. Dù tôi có bán nhà thì cũng phải cần sự đồng ý của cô ấy mới bán được. Vay nợ cũng chẳng xong vì những ai có thể vay tôi đều vay cả rồi, vay ngân hàng thì cũng cần vợ đồng ý. Càng quẫn trí tôi lại càng oán trách vợ. Giá như trong lúc khó khăn này cô ấy chịu đồng hành cùng tôi…
Xem thêm: Ly hôn vì bố chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Tôi lặng người, thì ra bao năm nay tôi đã đánh mất người vợ thực sự, bên cạnh tôi mỗi ngày chỉ là một người bạn chung nhà. Và hạnh phúc theo cách của cô ấy và hạnh phúc ấy không hề có tôi.
Vất vả cả buổi sáng lo đám giỗ nhà chồng, vậy mà lúc dọn mâm cúng ra bố chồng liếc nhìn rồi phán một câu khiến tôi nổi điên, quyết định ly hôn rồi gói hành lý về thẳng nhà mình.
Trải qua một năm với nhiều biến động, nhìn lại những câu chuyện, những nhân vật truyền cảm hứng trong năm 2024 ta lại thấy cuộc đời vẫn đầy niềm tin và hy vọng. Sống đẹp đôi khi chỉ đơn giản là những việc làm nhỏ nhưng mang lại giá trị lớn lao cho bản thân, cho những người xung quanh và cho xã hội.
Tin liên quan
Sống ở đời phải học cách chấp nhận, học cách hạ thấp kỳ vọng và chừa lại cho mình một đường lui...
Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.
Tôi vẫn thường tự nhủ, hãy bỏ định kiến và sự bướng bỉnh tự cho mình là đúng, mà hãy nỗi lực hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn...