Cổ nhân dạy: Để lại cho con "núi vàng, núi bạc" không bằng dạy con 2 thứ này

Tài sản tốt đẹp nhất đáng sinh thành để lại cho con cái vốn không phải là tiền bạc mà là tinh thần giáo dục và thói quen đọc sách.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ "đạo" dạy con của vị quan nổi tiếng thời Thanh...

Vị chính trị gia nổi tiếng thời nhà Thanh - Tăng Quốc Phiên từng nói: "Con cái không trải qua khổ ải thì khó có thể thành tài, như vậy chỉ khiến ta thêm vất vả, lao lực chứ không thể đem lại cho ta những điều kiện ưu tú nào khác".

Trong gia huấn của dòng tộc họ Tăng, chữ "cùng" (nghèo) được coi là "cái đạo của người lương thiện".

Một lần viết thư cho con trai lớn, Tăng Quốc Phiên căn dặn: "Phàm là con cái của những gia đình gia thế, cơm ăn áo mặc càng phải giống với những thư sinh nghèo thì mới mong thành được bậc đại sĩ".

Tăng Quốc Phiên quan niệm, hậu duệ của những gia đình khá giả thường sống không lo đến miếng ăn cái mặc. Để tránh cho họ mắc bệnh "ăn quá no, mặc quá ấm", khiến cho những tiểu thư, công tử ấy học được sự cần kiệm, chăm chỉ như những học trò nghèo, vậy thì tương lai mới mong có thể làm nên đại sự. 

Ông chỉ dạy: "Ngoài việc đi học, con cháu trong nhà nên được dạy cách lau dọn phòng ốc, lau bàn ghế, dọn phân, nhổ cỏ… đều là điều tốt, chứ không được quen thói kênh kiệu mà việc gì cũng không làm".

de-lai-cho-con-nui-vang-nui-bac-khong-bang-day-con-2-thu-nay-6
Tăng Quốc Phiên

Đúng vậy, thay vì đem con cái trở thành "những bông hoa trong lồng kính" hãy để thế hệ sau của chúng ta tự thân trải nghiệm cay đắng ngọt bùi của cuộc đời, để họ hiểu được cuộc sống này vốn không hề dễ dàng.

Ngày nay, các bậc làm cha làm mẹ đều cung cấp cho con cái điều kiện sinh hoạt, học tập tốt. Nhưng ít ai biết rằng, nuông chiều bằng vật chất đối với con trẻ lại là cách nhanh nhất hại con.

Quá trình trưởng thành của trẻ, điều kiện vật chất càng sung túc, con cái càng ít học được cách quý trọng, lâu dần sẽ hình thành tính cách hoang phí, ham ăn lười làm. Đó chẳng khác nào làm hại người, hại mình. 

Ngược lại, cách giáo dục con cái đúng đắn nhất chính là làm cho các con hiểu được gian khổ và nếm trải khó khăn. Từ đó rèn luyện cho thế hệ sau trở nên nỗ lực và chăm chỉ hơn.

Tất thảy những điều ấy mới mới là quà tặng thâm thúy mà các đấng sinh thành nên để lại cho con cháu, chứ không phải là những "núi vàng, núi bạc" phù hoa nào khác.

... đến việc "tích đức" từ đọc sách

Cách dạy con của người xưa không chỉ dừng lại ở việc học cách "chịu khổ" mà còn rèn luyện tinh thần đọc sách bền bỉ, siêng năng. Từ cổ chí kim, hầu như không có nhân vật lớn nào không có thói quen đọc sách.

Khi xưa, Tô Thức bị cách chức đến đảo Hải Nam, dù không mang theo sách bên người nhưng ông và con trai đã dành một khoảng thời gian dài để chép sách trong căn nhà đơn sơ nơi hoang đảo.

Hay Vương Dương Minh cũng từng bị cách chức đi đày, nhưng ngay cả khi oằn mình tìm cách sống sót ở nơi đất độc, ông vẫn không hề quên nghiền ngẫm "Kinh dịch".

Tăng Quốc Phiên cũng vậy. Ông dành nửa đời chinh chiến, trong lúc hành quân dù bận đến đâu cũng dành không ít thời gian viết thư, đọc sách. Ngay cả khi ngồi trên lưng ngựa, ông vẫn bình thản đọc sách.

de-lai-cho-con-nui-vang-nui-bac-khong-bang-day-con-2-thu-nay

Người xưa ví von, đọc sách là một cách hưởng thụ, là một loại vui vẻ, thậm chí còn được coi là một phước thức để sinh tồn. Mỗi lần mở một cuốn sách, chúng ta và con cháu ta đều có cơ hội nhìn thấy những thứ trước nay chưa từng thấy, được thấu hiểu về những kiến thức trước kia còn xa lạ, hơn nữa là còn có cơ hội được lắng nghe những cảm ngộ về cuộc đời của tác giả.

Sách giúp mở rộng tầm mắt, cũng trở thành động lực tinh thần của nhân loại, làm trái tim và bộ não ta trở nên khoáng đạt, làm nhãn quan rộng mở. Từ đó biến hậu duệ của ta trở thành người có nội hàm phong phú.

Người xưa nói: "Bụng có thi thư, khí tựa hoa", nghĩa là chỉ cần thường xuyên đọc sách, khí chất tự nhiên sẽ thay đổi.

Tăng Quốc Phiên quan niệm: "Khí chất của con người ta trong cuộc đời rất khó thay đổi. Nhưng đọc sách thì lại có thể làm biến đổi khí chất. Những bậc thức giả tinh thông thời xưa, đều tin rằng đọc sách có thể hoán đổi cốt cách".

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta cuốn vào nhiều việc, nhiều chuyện khác nhau. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì xin cha mẹ hãy dạy con cách yêu sách, chăm chỉ đọc sách. 

Nhưng một khi đắm chìm vào một cuốn sách, bất luận là bậc làm cha hay phận làm con, đều có thể rũ bỏ mọi ưu phiền, lánh xa mọi gánh nặng, tiến vào một cảnh giới nơi ta có thể hưởng thụ những thời khắc thư thái quý báu.

Bởi vậy mà một vị thức giả họ Diêu vào thời nhà Thanh đã từng để lại lời truyền dạy cho hậu thế: "Phàm là những gia tộc đã có tuổi đời mấy trăm năm trên thế gian này đều làm những việc tích đức từ những điều giản đơn, mà việc đầu tiên trong số đó chính là đọc sách".

Xem thêm: Sửa cha rồi hãy dạy con: 99% thành công của con đến từ 1% sự thay đổi của cha

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Sách cổ Trung Quốc từng viết rằng: "Từ khi sinh ra cho đến khi về già, một người sẽ có con và cháu. Làm cha mẹ không phải là điều dễ dàng". Ta phải giáo dục đúng phương pháp thì trẻ mới thành người và thành công.

'Dưỡng nhi thất trách' - Cổ ngôn ám chỉ 7 điều không nên làm khi nuôi dạy con là gì?
0 Bình luận

Học vấn và cảnh giới được xem là tâm lượng cao nhất của một đời người. Một bài học quan trọng mà cha mẹ nên dạy con cái chính là "nghĩ cho người khác. 

Cổ nhân nói: Cha mẹ dạy con 'nghĩ cho người khác', đó mới bài học cao thượng nhất
0 Bình luận

Albert Cohen điềm đạm, ít nói, chỉ biết làm việc. Nhưng con trai ông lại khao khát sự cởi mở giữa hai người. Cậu bé đau lòng khi cha "không biết giao tiếp". Còn ông hứa sẽ làm một điều khác đi cho con mình...

Khi người cha 'không biết giao tiếp' dạy con trai trưởng thành qua những lá thư
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

“Hợp đồng giúp việc” với mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cứ nghĩ mẹ chồng ki bo khi bắt các con phải ký hợp đồng giúp việc với mức lương 6 triệu/tháng. Nào ngờ đến ngày cuối cùng bà lại cho các con một món quà lớn đến bất ngờ.

Hải An
Hải An 13 giờ trước
Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, là vì sao?

Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, nghe qua có vẻ chỉ là những lời khuyên liên quan đến thói quen sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu chiêm nghiệm kỹ hơn, ta sẽ nhận ra đây là một triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh lối sống đầy chừng mực, tinh tế và cẩn trọng của người xưa.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lặng người trước câu nói của con – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Câu nói của con như một nhát dao cứa vào lòng tôi. Vợ chồng tôi mải mê kiếm tiền, nghĩ rằng chỉ cần cho con đủ đầy vật chất là được, nhưng điều con cần chỉ là thời gian bên bố mẹ mà thôi...

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân dạy: “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo”, càng nghĩ càng thấm thía!

Cổ nhân dạy “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo.” Thoạt nghe, câu nói này nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu đối với người hiện đại, nhưng nếu tìm hiểu sâu sẽ thấy đây là một lời nhắc nhở mang tính triết lý, phản ánh quan niệm sống, đạo đức và nhân sinh quan của người xưa.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cháu yêu cháu ghét – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cháu gái sốt cao nhập viện nhưng tất cả những gì mẹ chồng tôi lo chỉ là “cẩn thận không lại lây cho thằng em”. Tôi không thể nào chấp nhận được cái kiểu cháu yêu cháu ghét của mẹ chồng…

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân dặn: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, người có 3 tướng mặt này thì nên tránh xa, đừng dại kết bạn kẻo rước họa vào thân

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu "Nhìn mặt mà bắt hình dong", ngụ ý rằng dung mạo của con người phần nào phản ánh tính cách, tâm tư và phẩm chất bên trong. Dù không hoàn toàn tuyệt đối, nhưng nhân tướng học cổ phương Đông vẫn tin rằng gương mặt là tấm gương soi tâm hồn và từ đó, có thể phần nào dự đoán được một người có đáng tin, có nên kết giao hay không. Cũng vì thế mà cổ nhân dặn, khi chọn bạn mà chơi thì nên cẩn trọng với người có 3 tướng mặt này kẻo rước họa vào thân.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Gửi cháu cho bà – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Hai đứa con tôi đều là người tốt, chúng không có ác ý khi gửi cháu cho bà trông. Nhưng tôi biết rằng nhiều ông bà cũng đang trải qua cảnh giống như tôi: Vừa nghỉ hưu là lập tức gánh thêm một công việc toàn thời gian đó là “bảo mẫu cao tuổi”.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Khối C00 và nỗi ngỡ ngàng của một thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tớ yêu khối C00 không phải vì nó "dễ", mà vì nó khiến tớ rung động. Vì nó khơi dậy trong tớ một tình yêu với quê hương, với con người, với tiếng nói và ký ức.

Thanh Tú
Thanh Tú 06/06
Bữa cơm với mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện từ bữa cơm chung với mẹ đã dạy tôi rất nhiều điều. Con người không phải hoàn toàn không nên nổi giận, nếu không sẽ thành nhu nhược. Nhưng biết cách bình tĩnh, hít thở sâu để cho góc nhìn rộng ra, để sự bao dung giúp cuộc đời của họ và cả trái tim của mình nhẹ nhàng hơn.

Hải An
Hải An 05/06
Cổ nhân dặn “Gia hòa vạn sự thành” có nghĩa là gì?

"Gia hòa vạn sự thành" không chỉ là một lời khuyên, mà còn là chân lý vượt thời gian về tầm quan trọng của sự hòa thuận trong gia đình đối với thành công và hạnh phúc của mỗi con người.

Hải An
Hải An 04/06
Trả lương cho vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không đi làm ngoài xã hội, người vợ vẫn đảm đương khối lượng công việc lớn, từ chăm sóc con cái, lo toan nhà cửa đến hỗ trợ tinh thần cho chồng. Việc trả lương cho vợ ở nhà chăm con là một cách thể hiện sự trân trọng và công nhận công sức mà người vợ bỏ ra trong vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái.

Hải An
Hải An 03/06
Người xưa dặn “Gia phong tốt vượng ba đời” nghĩa là gì?

Trong cõi nhân sinh, có những giá trị không hào nhoáng nhưng bền bỉ như mạch nước ngầm, nuôi lớn cả một dòng tộc qua năm tháng. Một trong những giá trị ấy, cổ nhân gọi là “gia phong” tức là nề nếp, quy tắc sống, cách con người trong một mái nhà đối đãi với nhau và với thế gian. Vì thế mới có câu “gia phong tốt vượng ba đời”.

Hải An
Hải An 02/06
Quả mận dập của mẹ - Câu chuyện nhân văn cảm động

Hơn 10 năm rồi tôi không còn được ăn thứ quà vặt nào ngon như quả mận dập của mẹ. Ngay cả khi ăn quả mận to đẹp, đắt tiền, hương vị cũng chẳng được trọn vẹn như xưa.

Hải An
Hải An 01/06
Tuyệt kỹ dưỡng sinh của cổ nhân: Ghi nhớ 10 ĂN và 1 UỐNG, sống thọ thêm 10 năm!

Việc sống khỏe và tăng thêm cả thập kỷ tuổi thọ không phải điều xa vời, nếu bạn biết áp dụng bí quyết ăn uống dưỡng sinh của vị họa sĩ gạo cội Trung Hoa.

Hải An
Hải An 31/05
Căn nhà cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Ngày con trai đưa thợ về đập bỏ căn nhà cũ, mẹ già ngồi thẫn thờ, rơi lệ nơi góc sân. Mẹ rơi nước mắt không chỉ vì tiếc căn nhà cũ mà còn vì xúc động, cảm thấy an lòng khi con trai đã trưởng thành, đủ sức chở che, gánh vác gia đình.

Hải An
Hải An 30/05
Tranh chấp với mẹ kế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mẹ kế ép ba tôi phải viết di chúc theo ý bà ta, để bà ta ở lại căn nhà đến cuối đời. Nhưng những gì bà ta muốn là điều mà anh em tôi không thể chấp nhận được.

Hải An
Hải An 29/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất