Cổ nhân nhắn nhủ: Ở đời có 3 loại tiền nhất định phải tiêu, chi càng nhiều lại càng kiếm thêm
Cổ nhân từng nhắn nhủ rằng, ở đời có 3 loại tiền đừng nên tiết kiệm, nhất định phải tiêu vì càng tiêu càng thu được nhiều.

Vốn dĩ chúng ta luôn nghĩ rằng, tiết kiệm là cách duy nhất để làm giàu. Thực tế thì không hẳn, mà đôi khi tiêu tiền mới là cách tốt để khiến tiền đẻ thêm nhiều hơn. Cổ nhân từng dặn, đời người có 3 loại tiền đừng nên tiết kiệm vì càng tiêu càng kiếm.
Loại tiền thứ nhất: Đầu tư vào bản thân
Đầu tư vào bản thân, nói cách khác là giáo dục bản thân là cách đầu tư lâu dài và chắc chắn có lãi. Khoản đầu tư này ai cũng nên chi, và phải trân trọng từng đồng.

Nhiều người cho rằng, cơm ba bữa ăn còn chưa no, sao tính được đến chuyện học hành, mà học thì chưa chắc đã nên chuyện. Thực tế, chỉ khi vận dụng "cái đầu", ta mới có thể thoát nghèo nhanh hơn. Trí óc mãi nghèo nàn, cả đời khó giàu có.
Nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà bị không chịu học hành thì người đó sẽ khó để tìm thấy cơ hội đổi đời. Vì vậy tiền tiêu cho học tập là tiền nhất định phải tiêu. Đầu tư vào việc học, bạn nhất định sẽ tìm được đường ra.
Loại tiền thứ hai: Tiền hiếu thuận
Tiền hiếu thuận chính là khoản tiền mà ta nên dành ra để chu cấp và biếu tặng bố mẹ. Có người nghĩ rằng bản thân chưa giàu có, tiêu còn chưa đủ, hay vẫn nợ nần chồng chất, làm sao dám đưa tiền cho bố mẹ. Cũng có kẻ nói rằng, gia đình vốn khá giả, bố mẹ có đủ tiền, cần gì phải biếu thêm?
Thực ra, không quan trọng biếu nhiều hay ít, mà quan trọng là ở tấm lòng. Hiếm phụ huynh nào vì thiếu tiền mà không nuôi con cái lớn khôn. Khi bạn đã trưởng thành, việc báo đáp công ơn trời bể của bố mẹ chính là đạo hiếu. Nếu như bạn thực sự thiếu thốn về vật chất, không thể bù đắp cho bố mẹ bằng tiền bạc, vậy thì hãy nhớ, chí ít cũng phải làm tròn chữ hiếu bằng trái tim, bằng tình cảm, sự ân cần chăm sóc hỏi han...
Loại tiền thứ ba: Tiền báo đáp

Tiền báo đáp ở đây chính là loại tiền ta dùng để trả ơn đời, trả ơn những người đã từng giúp đỡ ta. Triệu phú Robert Kiyosaki đã viết trong cuốn sách "Cha giàu, Cha nghèo" rằng, người cha giàu luôn tin tiền bạc phải bỏ ra mới mong có hồi đáp.
Dù ta nghèo khổ, khốn khó cỡ nào, thì trên thế giới này đâu đó vẫn còn người bất hạnh hơn. Đó không phải là sự so đo, mà đó là sự đồng cảm, sẻ chia. Hãy luôn giữ một trái tim yêu thương, chia sẻ tiền của với người khác cũng là một cách để giúp mình.
Nếu bạn thực sự khó khăn, không có tiền bạc để cho đi, hãy dùng sức mình thay thế. Một trái tim biết ơn sẽ giúp chúng ta làm tốt mọi việc, sống tích cực với đời, đó cũng là một dạng báo đáp đáng trân trọng!
Theo Phụ nữ Today
Xem thêm: Cổ nhân nói: "Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa, người sợ bốn mươi chín, năm sợ đông", nghĩa là gì?
Đọc thêm
Lương thiện không phải là điều xấu, nhưng tính cách đó rất dễ bị lợi dụng, chi bằng cứ là một kẻ vô cùng cẩn trọng sẽ tốt hơn.
Cổ nhân luôn dạy rằng, sống ở đời ta nên chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở, tuyệt đối không nên tùy tiện kết giao, kẻo rước họa vào thân.
Trong năm Nhâm Dần 2022, người ta nhắc nhiều đến câu nói của cổ nhân "Không sợ núi có hổ, chỉ lo hổ xuống núi". Ẩn sau câu nói này là ý nghĩa gì?
Tin liên quan
Kiếm hiệp Kim Dung là "xã hội" hội tụ rất nhiều nhân vật võ công siêu phàm, đại diện cho chính - tà "không đội trời chung. Tuy nhiên, trong "xã hội" đó cũng có những nhân vật được gọi là "cao thủ chém gió".
Nghe tin có người cần máu hiếm mình có, mẹ bỉm sữa Nguyễn Thị Thu Thảo (Bình Định) lập tức bắt xe đi trong đêm để kịp đến viện hiến máu.
Dưới đây là những trích dẫn "vàng" mà các bạn học sinh có thể tham khảo, sử dụng cho bài viết của mình.