Những trích dẫn "vàng" cho bài viết

Dưới đây là những trích dẫn "vàng" mà các bạn học sinh có thể tham khảo, sử dụng cho bài viết của mình. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trích dẫn "vàng" của văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam luôn là dòng văn học đem lại cho chúng ta nhiều hoài niệm cũng như những cảm xúc về quá khứ, lịch sử được thể hiện qua các ngòi bút của những "kẻ phu chữ". Có những tác phẩm dù đã trải qua lớp bụi thời gian nhưng vá trong lòng độc giả. Dưới đây là những trích dẫn "vàng" - làm nên "thương hiệu" cũng như để đời của VHVN:

- "Than thở chẳng có ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén, sở dĩ bị đè nén suốt đời chỉ vì khi đèn nénnén chúng ta biết than thở chứ không làm gì khác" (Trích Chí Phèo/Nam Cao).

- "Nghĩa vụ của con người trước trời đất là sống chứ không phải hy sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ... Không phải là khuyên con coi trọng mạng sống hơn cả nhưng mong con hãy cảnh giác với tất cả những sự thúc giục của cái chết để chứng tỏ một cái gì đó" (Trích Nỗi buồn chiến tranh/ Bảo Ninh).

- "Cái cảnh cuối cùng mà anh cho là lâu tới, thì khán giả cho là chóng qua! Cho nên khi sắp hạ màn, anh cúi chào, thì cả rạp vỗ tay đôm đốp. Rồi anh tưởng phen này hết nợ, quyết được về cạnh giường bệnh của cha mà nhìn thấy mặt cha một lượt sau cùng trước khi tắt nghỉ, thì ở chỗ ghế hạng nhất, người ta kêu ầm lên: Bis, bis" (Trích Kiếp Tư Bền/Nguyễn Công Hoan).

- "Còn chi buồn bằng tuổi trẻ gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và tấm lòng thiết tha mà đành sống theo khuôn khổ bằng phẳng. Tôi không muốn cho đến lúc nhắm mắt vẫn phải ân hận chẳng biết đằng cuối cánh đồng mênh mông kia còn những gì lạ và cuộc đời ở đây ra sao" (Trích Dế Mèn phiêu lưu ký).

- "Trong thế giới ăn mày người ta sử dụng một đứa bé trong vài ba tháng để làm cớ ăn xin. Khi đứa bé chết, người ta vứt nó ngoài đống rác như vứt thứ vật hỏng bình thường, như cái rổ, cái rế..." (Trích Cún/Nguyễn Huy Thiệp).

- "Cả những đề tài lớn lao nhất như sự thật, như chân lý, đều có thể diễn đạt nó trong vòng 180 giây đồng hồ với điều kiện tác giả phải sẵn sàng đem mạng sống trả giá cho những giây đồng hồ quý báu đó" (Trích 3 phút sự thật/ Phùng Quán).

- "Phụ bạc len lỏi trong máu của mỗi người. Và những cuộc bỏ rơi vẫn đang xảy ra ở đâu đó" (Trích Gáy người thì lạnh/Nguyễn Ngọc Tư).

- "Sự đời là thế, cái gì bàn càng làm thì càng nát, càng xa rời chân lý" (Trích Số Đỏ/Vũ Trọng Phụng).

Những trích dẫn "vàng" của văn học nước ngoài

Văn học nước ngoài luôn là dòng sách có lượng độc giả đông đảo nhất . Mặc dù dòng văn này khá là kén người đọc thế nhưng những triết lý sâu xa đằng sau những con chữ ấy luôn mang lại những bài học cuộc sống đắt giá! Hãy theo chân chúng mình xem những “ trích dẫn” đắt giá:

- "Các bạn thương xót người mù không bao giờ thấy được ánh sáng cảu ban ngày, người điếc không bao giờ nghe được những âm thanh của tạo vật, người câm không bao giờ cất lên được tiếng nói của tâm hồn. Nhưng vin vào một cái cớ e ngại giả tạo, bạn không thương xót sự đui mù của trái tim, sự điếc lác của tâm hồn, sự câm lặng của lương tâm" (Trích Trà hoa nữ/Alexandre Dumas con).

- "Cái quý nhất của con người là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận, vì những năm tháng đã sống phí. Cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình. Để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng, tất cả đời ta, tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp vẻ vang nhất trên đời này, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người" (Trích Thép đã tôi thế đấy/Nikolai Ostrousky).

- "Kiêu căng và kiêu hãnh là hai điều hoàn toàn khác nhau, mặc dù cả thế giới thường dùng nó như một cách dồng nghĩa. Một người có thể tự hào nhưng không kiểu kiêu căng. Kiêu hãnh liên quan nhiều hơn đến ý kiến về chính bản thân chúng ta, kiêu căng là những gì mà người khác nghĩ về chúng ta" (Trích Kiêu hãnh và định kiến/Jane Austen).

- "Trong khi không một thứ gì Thượng đế hay quỷ Satan có thể gây ra lầm than, hay sa sút hay chết - chia rẽ nổi đôi ta, thì em, chính em đã tự nguyện làm điều đó. Tôi không làm tan vỡ tim em - chính em đã làm nó tan nát đồng thời làm tan nát luôn cả tim tôi. Ừ, tôi khỏe, thế lại càng tệ hại hơn cho tôi. Tôi có muốn sống không? Sẽ là cái kiểu sống gì, khi mà em... Ôi lạy Cháu! Ai còn thiết sống khi mà hồn mình đã ở dưới mồ" (Trích Đồi gió hú/ Emily Bronte).

- "Chúng tôi là gì? Con người? Hay động vật? Hay những gã man rợ? (Trích Chúa ruồi/William Golding).

- "Số người khốn khổ ở các tầng lớp thấp kém luôn nhiều hơn những người có nhân tính trong tầng lớp cao" (Những người khốn khổ/Victor Hugo).

- "Khi xã hội đưa cho anh tờ giấy kẻ hàng sẵn, hãy quay lệch nó đi mà viết" (Trích 451 độ F/Ray Bradlbury).

- "Chúng ta đã sắp đặt số phận của ta như thế, ta không đổ lỗi cho ai và ta cũng không hề tiếc nuối về một phút giây nào trong quá khứ... (Trích Tiếng Chim hót trong bụi mận gai/Colleen McCullough).

Xem thêm: "Share" về tham khảo dần: Những cách dẫn dắt từ mở bài sang thân bài trong bài nghị luận văn học

Đọc thêm

Đến hẹn lại lên, vào dịp lễ tình nhân, các bạn trẻ truyền tay nhau những câu văn tình tứ của các nhà thơ, nhà văn Việt Nam xưa và gọi đó là "câu thả thính". Song bản gốc của những câu thơ, câu văn này lại hoàn toàn khác.

Sự thật về những 'câu thả thính' của dàn 'soái ca' văn học Việt Nam
0 Bình luận

Cho đến tận bây giờ, tác phẩm "Tống biệt hành" của Thâm Tâm vẫn còn nhiều ẩn số khiến người đọc mải miết đi tìm câu trả lời.

Trắc nghiệm yêu văn học: Nhân vật 'ly khách' trong 'Tống biệt hành' của Thâm Tâm là ai?
0 Bình luận

Cách đây nhiều năm, nhà văn Nguyễn Xuân Hưng đã kể lại ba câu chuyện về cảm thụ văn học vừa dí dỏm vừa sâu sắc. Đó là những chuyện mà ông cóp nhặt được từ chuyện học của con mình và bạn bè.

Ba câu chuyện 'dở mếu dở cười' về cảm thụ văn học trong nhà trường
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất