Trắc nghiệm yêu văn học: Nhân vật "ly khách" trong "Tống biệt hành" của Thâm Tâm là ai?

Cho đến tận bây giờ, tác phẩm "Tống biệt hành" của Thâm Tâm vẫn còn nhiều ẩn số khiến người đọc mải miết đi tìm câu trả lời.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhân vật "ly khách" trong "Tống biệt hành" của Thâm Tâm là ai?

A: Người bạn cũng của nhà thơ

B: Trang nam nhi mang chí lớn

C. Vẫn là một ẩn số

ĐÁP ÁN: C - VẪN LÀ MỘT ẨN SỐ

Thâm Tâm (1917–1950) tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, quê ở thị xã Hải Dương (nay TP Hải Dương, là tỉnh Hải Dương). 

Ông xuất thân trong gia đình nhà giáo nề nếp, thuở nhỏ học tiểu học ở Hà Nội. Từ năm 1938, từng vẽ tranh để kiếm sống. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm và Truyền bá quốc ngữ... Ông từng thử sức trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui...

Nhan-vat-ly-khach-trong-Tong-biet-hanh-cua-Tham-Tam-la-ai-9
Nhà thơ Thâm Tâm

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban biên tập báo Tiên Phong (1945-1946), sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân (sau là báo Quân đội Nhân dân).

Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18/8/1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng bào và nhân dân địa phương mai táng tại bản Pò Noa, xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Tên tuổi ông được đặt cho một con phố lớn ở thành phố Hải Dương quê hương và hình ảnh, tác phẩm của ông còn mãi trong lòng đông đảo bạn đọc nhiều thế hệ. Hiện phần mộ nhà thơ đặt tại bản Pò Noa, xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Nhà thơ Thâm Tâm nổi tiếng với bài thơ "Tống biệt hành".  Bài thơ này được sáng tác khoảng năm 1940. Kể từ khi ra đời cho đến nay, dù đã trên 70 năm, "Tống biệt hành" vẫn luôn được yêu thích và không ngừng có nhiều ý kiến bàn luận.

Các ý kiến tranh luận nhiều nhất trong "Tống biệt hành" tập trung vào hai nhân vật - hai hình tượng quan trọng xuyên suốt cả bài thơ là người tiễn đưa - “ta” và ly khách - “người”.

Nhan-vat-ly-khach-trong-Tong-biet-hanh-cua-Tham-Tam-la-ai-6

Hình tượng người tiễn đưa trong "Tống biệt hành" có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất, đấy là tác giả trong vai một người bạn đang tiễn mình đi xa. Giữa họ có một tình bạn rất tri kỷ. 

Cách hiểu thứ hai cho rằng “Thâm Tâm đã nhập vai bạn gái của người ra đi”, xem người tiễn đưa là người yêu của ly khách. Đây là cách hiểu rất mới mẻ và độc đáo.

Hình tượng lý khách, nhân vật trung tâm của tác phẩm cũng gây ra nhiều tranh luận. Một số bạn cũ của Thâm Tâm cho biết, ông làm bài thơ này để tiễn người bạn đi chiến đấu. Nhưng không ít người xem ly khách là một trang nam nhi mang chí lớn.

Chính những ý kiến trái chiều xoay quanh các hình tượng trong tác phẩm khiến cho Tống Biệt hành trở lên thu hút và tranh luận. Ngoài ra một điểm thu hút, hấp dẫn và cũng tạo nhiều luồng ý kiến của "Tống biệt hành" đấy là phong vị vừa cổ xưa, vừa hiện đại của tác phẩm.

Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã viết: Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài thơ "Tống biệt hành" lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ gắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.

Vừa mang dáng dấp của một bài thơ cổ, phảng phất dư âm ngàn xưa, vừa mang nét hiện đại đậm tính hiện đại, "Tống biệt hành" đại diện cho một cuộc chia ly đẹp. Trong thơ mới, đề tài chia ly khá phổ biến, trước và sau Thâm Tâm, không ai viết về chia ly bi hùng, trữ tình và mãnh liệt đến như thế. Đấy chính là cái tài của Thâm Tâm.

Xem thêm: Trắc nghiệm yêu văn học: Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được viết trong mấy năm?

Đọc thêm

Chí Phèo gặp Thị Nở trong hoàn cảnh nào, ấn tượng đầu tiên ra sao, khi bị bà cô của Thị ngăn cấm, Chí đã có phản ứng gì....?

Trắc nghiệm yêu văn học: Chí Phèo gặp Thị Nở trong hoàn cảnh nào, sao người rộn rạo?
0 Bình luận

Phải nhận định rằng, sức sống của nhân vật Chí Phèo trên văn đàn quá mãnh liệt. Cho đến nay, nhân vật Chí Phèo đã bước thẳng từ văn học ra cuộc sống thường ngày.

Trắc nghiệm yêu văn học: Nam Cao viết Chí Phèo dựa trên mấy nguyên mẫu có thật ở 'làng Vũ Đại'?
0 Bình luận

Theo nhà văn Vũ Trọng Phụng, "Số đỏ" tập trung cao độ thể hiện sự dị dạng của con người trong 1 xã hội đang tư sản hóa cuối mùa. Vậy, tác giả đã điểm tên mấy "kẻ dị dạng" trong tác phẩm này?

Trắc nghiệm yêu văn học: Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã điểm tên mấy 'kẻ dị dạng'?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất