Trắc nghiệm yêu văn học: Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã điểm tên mấy "kẻ dị dạng"?

Theo nhà văn Vũ Trọng Phụng, "Số đỏ" tập trung cao độ thể hiện sự dị dạng của con người trong 1 xã hội đang tư sản hóa cuối mùa. Vậy, tác giả đã điểm tên mấy "kẻ dị dạng" trong tác phẩm này?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã điểm tên mấy "kẻ dị dạng"?

A. 5

B. 6

C. 7

ĐÁP ÁN: C - 7

"Số đỏ" là tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, được đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7/10/1936. Tác phẩm được in thành sách lần đầu năm 1938. 

Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất từ năm 1975 cho đến năm 1986.

Nhưng đến nay, tác phẩm Số đỏ đã được tái xuất bản và được phê duyệt ở Việt Nam. Đồng thời đoạn trích của tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình học ở trong nước (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 với tên gọi: Hạnh phúc của một tang gia).

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-0

Tiểu thuyết "Số đỏ" đã chứng minh, Vũ Trọng Phụng là bậc thầy trong việc xây dựng nhân vật. Với những tên gọi đặc biệt, tính cách đặc biệt, Vũ Trọng Phụng đã tạo ra Số đỏ với tập hợp những kẻ dị dạng đại diện cho một xã hội lố lắng, kệch cỡm thời bấy giờ.

Trong cuốn tiểu thuyết dài 20 chương này, Vũ Trọng Phụng đã nhắc đến 7 "kẻ dị dạng":

- Xuân Tóc Đỏ - một kẻ đầu đường xó chợ, phơi thân ra vỉa hè làm đủ nghề từ trèo me, bán lạc... nên tóc đỏ quạch, nhờ số đỏ cộng thêm sự lưu manh trở thành đốc tờ, tiến sĩ, giáo sư quần vợt, nhà cải cách xã hội, nhà cải cách Phật giáo, cố vấn cho báo Gõ Mõ cuối cùng là “anh hùng cứu quốc”, “bậc vĩ nhân. 

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-1

- Bà Phó Đoan – mụ góa bụa thủ tiết hai đời chồng, với cái mong muốn nhất đời là tìm lại cảm giác được bị hiếp. Ấy vậy mà bà vẫn gật gù vì mình đã hư hỏng một cách khoa học.

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-2

- Cô Hoàng Hôn - cắm sừng cho chồng, đi khách sạn với bồ nhưng triết lý: “Có chồng thôi mà không có nhân tình? Thế là hèn, là xấu, là không có đức hạnh gì cả, không có thông minh nhan sắc gì cả, nên chẳng ma nào nó thèm chim!… Có ăn có chọi mới gọi là trâu chứ!”.

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-4

- Cụ Cố Hồng - một ông già gần 60 tuổi, nghiện thuốc phiện nặng và lúc nào cũng tỏ ra là mình già. Ông có câu nói nổi tiếng đã đi vào đời sống: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!".

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-5

- Văn Minh - một kẻ đi Tây du học 6-7 năm nhưng không có nổi một mảnh bằng, mở hiệu may với tôn chỉ cổ vũ phòng trào “Âu hóa” nhằm “phô ra những bộ phận kín đáo của phái đẹp” với cái áo “Ỡm ờ”, cái quần “Hãy chờ một chút”, áo lót “Hạnh phúc” và cả cái coóc sê “Ngừng tay”…

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-6

- Ông Phán mọc sừng - một người đàn ông bất lực, có vợ ngoại tình nhưng không lấy làm buồn vì “cái sừng” mọc trên đầu. Ông có thể đóng kịch giỏi tới mức trong đám tang có thể khóc oặt cả người, khóc “Hứt! Hứt! Hứt”…

Trong-So-do-Vu-Trong-Phung-diem-ten-may-ke-di-dang-7

- Cậu Phước - con cầu, con khẩn của bà Phó Đoan, lớn tướng nhưng chẳng biết làm gì ngoài lời nói vô nghĩa lặp đi lặp lại: "Em chã, em chã".

Bằng ngòi bút trào phúng, lối viết ngấu nghiến, nhịp điệu dồn dập, giọng văn phảng phất thái độ khinh miệt, nhà văn đã tạo ra những nhân vật dị biệt, khác lạ từ tính cách đến tên gọi.

Thông qua đó, tác giả đả kích sâu cay các phong trào “Âu hóa”, “thể thao”, “giải phóng nữ quyền” đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh “văn minh”, “tiến bộ”, “cải cách xã hội” mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nề nếp đạo đức của ông cha …

Xem thêm: Trắc nghiệm yêu văn học: Thôn Vĩ Dạ trong thơ Hàn Mặc Tử là ở tỉnh nào?

Đọc thêm

Gia đình xảy ra biến cố, Thúy Kiều buộc phải bán thân cho Mã Giám Sinh lấy tiền cứu cha và em trai. Trước đêm ra đi, Thúy Kiều đã nhờ Thúy Vân điều gì?

Trắc nghiệm yêu văn học: Trước khi bán thân cho Mã Giám Sinh, Thúy Kiều nhờ Thúy Vân chuyện gì?
0 Bình luận

Đây là tác phẩm được đánh giá là bài thơ lạ nhất, sầu thảm nhất về mùa xuân. Trong tác phẩm này, nhà thơ tuy viết về mùa xuân nhưng lại mong nhớ mùa thu.

Trắc nghiệm yêu văn học: Ai là người viết bài thơ về mùa xuân nhưng lại mong nhớ mùa thu?
0 Bình luận

Ông được xem là người của hai thế kỷ, dấu nối giữa thi ca truyền thống và hiện đại. Bút lực của ông có vị trí quan trọng trong nền văn học đầu thế kỷ 20.

Trắc nghiệm yêu văn học: Nhà thơ nào từng 'muốn làm thằng Cuội'?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất