Có một người mẹ mang tên bà ngoại - Truyện ngắn xúc động

Mỗi lần nó đu đeo theo ngoại, ôm lấy cái lưng còng của ngoại, hôn hít lên má ngoại rồi cứ thủ thỉ "Mẹ ơi, mẹ à".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thịnh cầm cái xô nhỏ, chạy tút ra bờ mương. Bỏ lại phía sau tiếng réo gọi ới ời của bà ngoại. Nó kệ, vẫn cắm cúi chạy. Dường như đó là điệp khúc mà mỗi buổi trưa chủ nhật nó đều nghe thấy. 

Lũ trẻ trong xóm cũng thế. Và bà ngoại, ngoài điệp khúc đó, còn mang theo một cây roi bằng tre dài, vừa chạy vừa chửi. Nhưng lũ trẻ nào có nghe. Dường như chúng để ngoài tai những lời của ngoại, chạy ra bờ mương bắt cua, bắt cá, cho thỏa đam mê sau một tuần bị kìm kẹp chân ở trường.

Ngoại nay đã bảy mươi mấy rồi, chân tay yếu xìu. Không chạy lại với tụi nhỏ. Cũng chẳng la lối tụi nó được bao nhiêu. Chỉ cầm cây roi dọa dẫm cho có lệ. Rồi ngoại lại ngồi gốc tre, thở dốc. Bao nhiêu mệt mỏi dồn lên ngực. Tiếng ngực đập thình thịch, át cả tiếng chạy của lũ nhóc.

 Ngoại ngừng lại, lấy tay quệt mồ hôi đầm đìa trên trán. Lấy chiếc quạt mo, quạt cho đỡ nóng. Rồi cứ ngồi vậy để chờ cho mấy đứa "giặc" bắt cá xong, mới theo tụi nó đi về. Ít ra ngoại cũng ngồi ở đó để canh xem thằng Thịnh nó làm những gì. 

Mấy nay mắt ngoại kém, chỉ thấy cái bóng lờ mờ của nó nhảy nhót dưới bờ mương. Cái miệng tía lia của nó đang trêu đùa với đám trẻ trong xóm. La là la thế thôi, nhưng ngoại vẫn muốn cho nó được chơi thỏa thích với đám bạn cùng trang lứa. Mấy nữa ba mẹ nó về đón lên thành phố, ngoại lại bơ vơ một mình, biết khi nào mới được nghe tiếng cười, tiếng nói của nó.

***

Hai tuổi, Thịnh được ba mẹ đưa về ở với bà ngoại, để ba mẹ đi làm ăn xa. Lúc về quê, nó gầy nhưng trắng như cục bột và rất kén ăn. Ngoại ra quầy tạp hóa mua cho nó thùng sữa, mấy thứ đồ ăn lặt vặt, bỉm tã, rồi những thứ quan trọng. Nó rời xa vòng tay ba mẹ, khóc như chưa từng được khóc. 

Cứ đợi tầm 2-3 giờ sáng, nó lại bò dậy, làm một "bài ca". Ngoại lọ mọ, pha cho nó bình sữa, dỗ cho nó ngủ lại. Mất một tháng như thế, ngoại vừa canh nó vừa chăm bẵm cả ngày, người gầy rộc đi như một con khô.

Nhưng nghĩ thương cháu, cha mẹ nào cũng chẳng nỡ rời xa con khi nó đang bập bẹ, tuổi ăn, tuổi lớn, líu lo. Nhưng công việc, cơm áo gạo tiền, không đi không được. Một mình ngoại cáng đáng việc nhà, lo cho cháu. Đến khi nào nó lớn, ngoại trả nó lại cho ba mẹ nó.

co-mot-nguoi-me-mang-ten-ba-ngoai-truyen-ngan-xuc-dong

Từ khi nó về, ngoại phải sắm thêm một chiếc điện thoại thông minh, để tối nào ba mẹ nó cũng điện thoại về. Lắp thêm đường dây wifi để có kết nối mạng, tự nhiên ngoại tốn thêm một mớ. Ở nhà chả làm ra tiền nhiều, còn thêm tiền nuôi cháu, ngoại gánh hết. Lúc nó về, ba mẹ nó dúi vào tay ngoại mấy triệu bạc, bảo lo cho nó tới hết cuối tháng, bao giờ có lương thì lại gửi tiếp.

 Ngoại thương lũ con, đứa đi làm công nhân, đứa đi phụ hồ, tiền đâu cho nhiều mà đưa. Đợi lúc chúng nó gói ghém quần áo xong, đang chia tay chia chân ngoài sân thì ngoại lẻn bỏ cục tiền vào ba lô, đặng lên thành phố, chúng có cái mà ăn uống. Thằng Thịnh ở với ngoại, dù có tốn kém, lo thứ này thứ kia nhưng ở nông thôn, ngoại cũng xoay xở được cho nó đủ đầy.

Hồi về là lúc Thịnh bập bẹ biết nói. Không biết ai bày hay ở với ba mẹ nó quen, mà nó cứ gọi ngoại là mẹ. Mấy cô, mấy thím trong xóm bảo nó gọi ngoại thôi, nó không chịu. Mỗi lần nó đu đeo theo ngoại, ôm lấy cái lưng còng của ngoại, hôn hít lên má ngoại rồi cứ thủ thỉ "Mẹ ơi, mẹ à". 

Ngoại nghe trong lòng thấy vui, nhưng cũng xa xót. Như tuổi nó, mấy đứa nhà có điều kiện, chúng đều được ở với ba mẹ, sáng đưa đi học, chiều đón về. Buổi tối được quây quần bên mâm cơm gia đình, đủ đầy và ấm cúng. Còn với Thịnh, nó với ngoại lầm lũi trong căn nhà ngói ba gian cũ kỹ. 

Ở quê thường hay bị cúp điện, nên cứ mỗi chiều, lúc còn chạng vạng, là ngoại đã lo nấu đồ ăn cho nó, đút cho nó lúc còn sáng sủa. Tới lúc nó lớn hơn một chút, ngoại để nó tự xúc, tự ăn. Hai bà cháu đều canh lúc trời sáng để ăn cơm. 

Tới tối, nhỡ cúp điện, lũ muỗi ngoài đồng sẽ bay vù vù vào nhà, cắn hai bà cháu đến nát tay. Giờ xâm xẩm, hai bà cháu chui vô mùng, ngồi trong đó chơi. Ngoại sẽ kể cho Thịnh nghe về những câu chuyện cổ tích, về những ngày người dân ở đây vào chốn này mưu sinh, thành dân, lập ấp. Hay kể về những quãng đường gian nan mà ngoại đã từng trải qua, để cho nó hiểu, suốt tuổi thanh xuân, ngoại đã khổ cực, vất vả như thế nào.

Câu chuyện thường đứt đoạn nửa chừng, vì thằng Thịnh đã ngáy o o, ngoại nhẹ nhàng gỡ tay ra, đặt nó xuống gối. Thằng bé nằm ngủ ngon lành. Ngoại rón rén ra sau nhà rửa chén, thu dọn lại đồ đạc trong nhà. 

Buổi sáng bày ra đan giỏ, giờ đó còn ngổn ngang bao việc. Nhờ mối đan quen thuộc, tay ngoại lại khéo, nên tháng nào cũng có thu nhập, để ngoại đủ tiền mua sữa cho Thịnh. Ba mẹ nó ở thành phố, có khi gửi được nhưng có khi cũng không, công việc bấp bênh. 

Nghe nói về đón Thịnh lên đoàn tụ mà rồi cứ xa lắc xa lơ. Nhưng thôi kệ, ở với nhau rồi, bà cháu quen hơi, ngoại cũng không muốn Thịnh rời đi nữa. Nghĩ đến cảnh một ngày nào đó, nó rời xa mình, tự nhiên ngoại rớt nước mắt.

***

- Á, đau quá, cua kẹp rồi tụi bây ơi!

Ngoại nghe tiếng thằng cháu la oai oái. Bỏ dở dòng suy nghĩ, ngoại chạy vội vàng ra phía bờ mương. Thằng Thịnh đang lắc tay lia lịa, con cua gan lì, kẹp lấy cái ngón tay của nó. Thấy chừng nó sắp khóc. Ngoại kêu:

- Con ngồi xuống, thả tay lại xuống nước đi, lắc lắc nhẹ là nó tự bỏ ra à.

Thằng nhỏ mếu máo làm theo. Một chốc đưa cái tay lên, nó thấy ngón cái tứa máu. Ngoại vội vàng chạy đến, ngắt một nắm lá cỏ hôi, bỏ vào miệng nhai, rồi nhả ra, đắp ngay vết thương cho Thịnh. Vừa đắp, ngoại vừa xuýt xoa, mắng se sẽ:

- Thấy chưa, ngoại đã nói rồi. Ban trưa không ngủ, chạy đi mà bắt cua, bắt cá. Được nhiêu con mà cái tay bấy nhầy vậy nè. Rồi ngày mai đi học cầm viết kiểu gì. Không chừng bảo cua cắp, cô giáo còn la cho nữa.

Thịnh gạt nước mắt, mếu máo:

- Ngoại đừng có la con nữa mà. Mai đi học, ngoại lấy băng keo, dán lại cho con, chắc cô giáo không thấy đâu.

Nhìn đứa cháu tội nghiệp đang khóc vì đau, ngoại cũng xót trong lòng. Hai bà cháu dắt díu nhau lên bờ. Lũ trẻ trong xóm thấy Thịnh bị cua cắp nên cũng sợ, chúng gom mấy chiến lợi phẩm vào cái xô nhỏ, vội vàng rửa ráy chân tay chạy về. Chỉ đợi một chốc nữa thôi, trong nhà biết chuyện, kiểu gì chả có đứa đỏ mông.

***

- Ở thành phố dạo này khó làm ăn lắm má ơi, hay tụi con về quê, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Chống chọi miết trên này, cực lắm má - Tiếng mẹ Thịnh rầu rĩ trong điện thoại.

Bà ngoại nghe xong chẳng thấy buồn, chỉ thấy ngoại cười tủm tỉm:

- Ờ về đi, còn mấy sào đất ba tụi bây để lại, về cày ra trồng cây ăn trái hay trồng rau củ. Mang đi nhập cho mối, còn kiếm được ối tiền. Trụ lại trên đó làm gì, lay lắt khổ cực. Biết vậy sao không xác định về sớm đi, bây giờ thằng Thịnh đã 7 tuổi rồi. Nó lớn phổng phao, cũng cần cha, cần mẹ chứ.

Thịnh đứng ở mé cửa, ngấp nghé. Nghe xong câu chuyện, nó nhảy chân sáo tưng tưng. Lại chạy tót sang bên nhà hàng xóm, khoe với mấy đứa bạn. Chắc mấy hôm nữa thôi, ba mẹ nó thu dọn về quê ở với nó. Vậy là nó chẳng phải rời xa bà ngoại nữa. Lại được gần với ba mẹ. Quá là thích thú.

Ngoại thấy bước chân nó lí lắc. Cái mông ưỡn a, ưỡn ẹo. Hình như nó đang vui lắm…

(Theo Phụ nữ Việt Nam)

Xem thêm: Chỗ đứng - Truyện ngắn xúc động

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Những câu hỏi cứ trao qua đổi lại giữa hai vợ chồng già. Xen lẫn tiếng khóc oe oe, người ta nghe tiếng cười giòn của ông, tiếng nức nở của bà, hòa vào tiết trời Đông lạnh hanh hao…

Kết thúc và bắt đầu - Truyện ngắn xúc động
0 Bình luận

Còn tôi, hạnh phúc với suy nghĩ rằng, khi có một sợi dây yêu thương bền chặt gắn kết thì chúng tôi sẽ mang những gương mặt giống nhau.

Những đứa trẻ thiếu mẹ - Truyện ngắn xúc động
0 Bình luận

Ngày đầu tháng Tư, công việc bừa bộn, mãi tới chiều mới bớt. Tôi liếc nhìn màn hình điện thoại: 4 giờ hơn rồi. Còn nửa tiếng nữa hết giờ làm, mà sao trời vẫn oi oi.

Chỉ vì một câu nói đùa - Truyện ngắn xúc động
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 11 giờ trước
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất