Dạy con trở thành cậu bé đầy trách nhiệm như người Nhật: 2 tuổi được mẹ giao đi chợ 1 mình
Cách giáo dục của phụ huynh Nhật Bản đã trang bị cho con cái sự độc lập ngay từ khi còn nhỏ. Đây là 1 trong những nền tảng giúp chúng trở thành người có trách nhiệm và thành công.

“Old Enough!” (“Chúng con đủ lớn rồi!”, tựa Nhật: Hajimete no Otsuka) là chương trình thực tế đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhóm khán giả là phụ huynh. Phát sóng 1 năm 2 tập, mỗi tập dài 3 tiếng kể từ năm 1991 nhưng phải đến ngày 31/3 vừa qua, chương trình mới ra mắt khán giả toàn cầu thông qua nền tảng Netflix.
Khi lên sóng, chương trình nhận về ý kiến trái chiều bởi mô tuýp đặc biệt của nó. Trẻ từ 2 đến 5 tuổi được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc vặt đơn giản một mình. Trong quá trình này, sẽ có một đội quay phim ẩn đi theo sát các con để đảm bảo an toàn.

Vậy bây giờ hãy cùng xem cậu bé nhân vật trong chương trình này đã mẹ giáo dục như thế nào nhé!
Hiroki "trách nhiệm"
Một trong những "ngôi sao nhí" của chương trình là cậu bé 33 tháng tuổi tên Hiroki. Cậu được mẹ giao nhiệm vụ đến siêu thị cách nhà 1km để mua chả cá, cà ri và hoa. Cậu bé được đánh giá là xuất sắc sắc ngoài sức tưởng tượng và mang lại bài học về tinh thần trách nhiệm cho cả các bạn nhỏ lẫn người trưởng thành.
Trước khi trải qua hành trình không đơn giản đối với một đứa trẻ 2 tuổi 9 tháng, cậu bé tự hào vẫy tay chào tạm biệt cha mẹ. Sau đó cậu bước đi những bước loạng choạng dọc theo vỉa hè, ngăn cách với những chiếc xe lớn nhỏ bên dưới lòng được.

Trên tay Hiroki cầm một lá cờ màu vàng. Hiroki đã được mẹ dặn dò kỹ lưỡng rằng, vẫy lá cờ này khi thấy ô tô chạy đến gần, nó sẽ giúp tài xế dễ dàng nhìn thấy cậu bé để có thể nhường đường.
Sau 23 phút, Hiroki đã hoàn thành 1 km. Đến siêu thị, cậu bé khiến khán giả phì cười khi đứng ngơ một lúc trước cửa. Dường như cậu bé đã quên mất lý do mình đến đây.

Thế nhưng, vài phút sau. Hiroki nhớ ra và đi một mạch vào trong siêu thị để lấy chả cá. Tiếp đến mạnh dạn hỏi nhân viên hoa để ở đâu rồi chọn lấy một bó.
Sau đó, cậu bé ra quầy tính tiền, nhận tiền thừa và ra về. Cậu bé làm những việc này một cách nhanh chóng, như người "chuyên nghiệp".

Những tưởng, cậu bé đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, song khi đi đường nửa đường, "sự cố" xuất hiện. Cậu nhóc nhận ra trong số 3 món đồ mẹ dặn, cậu đã quên mua cà ri!
Và Hiroki đã khiến khán giả siêu bất ngờ bằng cách sửa chữa sơ suất của mình. Cậu bé hoàn toàn có thể vô tư đi về nhà và sẽ chẳng ai trách móc một đứa trẻ vì nó quên mua cà ri.
Nhưng Hiroki đã thể hiện mình là cậu bé có trách nhiệm. Cậu bé nói rằng: "Mình cần phải quy lại. Mình quên cà ri rồi". Sau đó, cậu bé lững thững quay lại siêu thị mua cà ri.

Hiroki đã làm cho người xem phải tan chảy trước sự ngoan ngoãn, dũng cảm và tinh thần làm tròn công việc được giao của mình.
Không thể phủ nhận cách giáo dục của phụ huynh Nhật Bản đã trang bị cho con em họ sự độc lập đáng nể từ khi còn nhỏ. Là đất nước vốn nổi tiếng với hình ảnh trẻ em tự đi bộ đến trường, đường xá ở Nhật Bản được quy hoạch thân thiện với trẻ nhỏ, các lái xe cũng rất có ý thức trong việc nhường đường cho người đi bộ.
Xem thêm: 8 quy tắc dạy con của người Nhật: Bí quyết vàng giúp trẻ xây dựng nhân cách
Đọc thêm
Cha mẹ người Do Thái đổ mật lên sách rồi cho những đứa trẻ của mình liếm. Đây là bí quyết giúp con trẻ cảm thấy yêu thích sách ngay từ thuở mới lọt lòng.
Ronaldo huấn luyện những đứa trẻ của mình trở thành ngôi sao từ nhỏ. Trong khi đó "kỳ phùng địch thủ" Messi lại để con sống theo bản năng.
Để dạy dỗ một bé gái, những lời khuyên thực tế sẽ hữu ích hơn nhiều những câu chuyện cổ tích. Nếu muốn con gái khí chất thanh cao, kiêu hãnh như một đóa hoa thì mẹ hãy giúp con ghi nhớ 30 điều quan trọng sau.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.