Chiếc dép bị rơi – Câu chuyện nhân văn sâu sắc từ nhà lãnh đạo vĩ đại Mahatma Gandhi
Câu chuyện “Chiếc dép bị rơi” là bài học sâu sắc từ nhà lãnh đạo vĩ đại - Mahatma Gandhi là người được tôn sùng như thánh sống tại Ấn Độ vào thế kỷ trước.

Mahatma Gandhi (1869 -1948), có tên thật là Mohandas Karamchand Gandhi. Cái tên Mahatma là người dân Ấn Độ đặt cho ông với nghĩ là “đại nhân”, “linh hồn lớn” để biểu lộ sự kính trọng và biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của họ. Ẩn sau cuộc đời của ông là vô vàn những câu chuyện, những bài học lớn. Và câu chuyện “Chiếc dép bị rơi” của ông đã trở thành một giai thoại, một bài học mà người dân Ấn Độ đến nay vẫn nhớ mãi và thường xuyên đem ra làm bài học dạy cho con cháu.
Câu chuyện “Chiếc dép bị rơi”
Một lần Mahatma Gandhi đi công tác bằng tàu hỏa. Tàu bắt đầu chuyển bánh, một chiếc dép của ông không may rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó được, bởi tàu chạy càng lúc càng nhanh.
Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc dép còn lại và ném về chiếc dép bị rơi kia. Hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông, nên tò mò hỏi: “Tại sao ngài lại làm như vậy?”

Gandhi chỉ mỉm cười, giải thích rằng: “Một đôi dép mà mất đi một chiếc thì sẽ chẳng làm gì được cả. Tôi có giữ lại cũng vô ích, thà rằng tôi ném nó về phía chiếc còn lại, để lỡ có người nghèo nào nhặt được chiếc thứ nhất, họ vẫn có thể tìm thấy chiếc thứ hai và dùng được đôi dép của tôi”.
Lúc này, mọi người hiểu ra và hết lòng cảm phục trước sự rộng lượng của ông. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi, một con người điềm đạm như Gandhi lại có thể nhanh chóng hiểu ra được điều đó và hành động rất nhanh.
Bài học từ câu chuyện “Chiếc dép bị rơi”
Trong cuộc sống, có rất ít người hiểu ra được lý lẽ đầy tính nhân văn như Gandhi trong câu chuyện. Đa phần mọi người đều hành động kiểu “không ăn được thì đạp đổ”. Bởi chúng ta thường ít khi nghĩ đến người khác, mà chỉ nghĩ về bản thân mình nhiều hơn.

Khi chúng ta bị mất mát, điều đầu tiên ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Thế nhưng Gandhi đã có một hành động thật cao quý từ sự mất mát của bản thân, ông vẫn có thể thản nhiên nghĩ đến người khác. Hành động của Gandhi chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Bạn thử nghĩ xem, ngay cả trong những lúc bình an và thành công mà chúng ta còn không quan tâm, lo lắng cho những người bất hạnh hơn mình. Thì liệu rằng, khi gặp khó khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó như Gandhi hay không?
Cuộc đời này, nếu bạn biết cho đi, bạn sẽ được nhận lại. Điều đơn giản đó không phải ai cũng có thể hiểu được… Chúng ta vẫn phải học từ Mahatma Gandhi nhiều lắm!
Xem thêm: “Nhà sư và Chúa trời” – Câu chuyện ý nghĩa ai cũng cần đọc để biết nắm bắt cơ hội
Đọc thêm
Thiêu hủy 500 xe củi đã gom nhặt, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ như hạt đậu. Thiêu hủy những khổ đau, mệt mỏi trong cuộc đời, cần phải tốn bao nhiêu tâm lực, bao nhiêu thời gian?
“Người ăn xin và chiếc cần câu cá” là câu chuyện ngắn ý nghĩa, ở đời chuyện thành bại, được mất phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của ta. Có người có tài, học thức cao song vẫn không thành công. Ngược lại có những người rất bình thường, nhưng thành công lại mỉm cười với họ.
Câu chuyện “Cây cầu vô dụng nhất thế giới” là bài học đắt giá mà thiên nhiên dành cho con người. Chỉ sau một cơn bão, cây cầu cứ ở đây nhưng chẳng mang lại lợi ích gì, đẹp hoàn hảo như chỉ để ngắm.
Tin liên quan
Câu chuyện “Vụ cá cược có một không hai?” là bài dành cho những ai muốn làm giàu dễ dàng, hãy nhớ vỏ quýt dày có móng tay nhọn, bạn nghĩ mình thông minh tài giỏi nhưng thực tế sẽ luôn có những người còn thông minh, tài giỏi hơn bạn.
“Cốc nước muối của vị thiền sư” là một câu chuyện ngắn vô cùng ý nghĩa, đọc và suy ngẫm sẽ mang đến lợi ích rất lớn, giúp bạn tránh xa được khổ đau trong đời.
“Đưa con lạc loài” là câu chuyện về một cậu bé luôn bị cha hắt hủi, nhưng lại nhận được sự bảo vệ, yêu thương hết mực của mẹ. Cho đến một ngày, cậu biết được bí mật…thì ra, tình thương của mẹ còn lớn hơn những gì cậu tưởng tượng.