Chiếc áo đỏ và thuật lãnh đạo - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Smith nổi tiếng là một thuyền trưởng can đảm và gan dạ. Một ngày nọ, khi chiếc tàu buôn do Smith làm thuyền trưởng đang đi trên biển, qua ống nhòm, ông phát hiện có một tàu cướp biển đang lại gần.

Các thủy thủ trên tàu rất hoảng sợ. Smith bình tĩnh ra lệnh chiến đấu, đồng thời sai người trợ lý lấy cho mình một chiếc áo màu đỏ và mặc vào. Một giờ sau, cuộc chiến đấu kết thúc, bọn cướp biển thua cuộc, phải bỏ chạy.
Một thời gian sau, chiếc tàu buôn lại đi qua vùng biển đó. Những tên cướp biển lại xuất hiện. Lần này, có tới 2 chiếc tàu và số lượng tên cướp biển nhiều gấp đôi lần trước. Vị thuyền trưởng cũng làm như cũ, yêu cầu thuỷ thủ đem đến chiếc áo đỏ, mặc vào và chỉ huy thuỷ thủ của mình chiến đấu một cách anh dũng. Điều kì diệu đã xảy ra lần nữa, bọn cướp biển tiếp tục bị đánh đuổi.

Các thủy thủ trên tàu thắc mắc hỏi thuyền trưởng Smith: Tại sao lúc nào ông cũng mặc áo màu đỏ khi chiến đấu với bọn cướp biển?
Viên thuyền trưởng khảng khái trả lời: Áo đỏ dùng để che máu của ta, nhờ đó các cậu có thể chiến đấu mà không sợ hãi và nhụt chí bởi những vết thương của ta.
Câu chuyện chưa kết thúc ở đó, vì bọn cướp biển rất căm giận Smith và quyết tâm trả thù… Tuy nhiên, từ câu chuyện nhỏ này, chúng ta có thể rút ra bài học: Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn phải là người tạo ra cảm hứng, niềm tin để nâng cao sức mạnh cho đội ngũ cộng sự của bạn. Người lãnh đạo giỏi cũng là người có thể lãnh đạo đội ngũ cộng sự của mình tránh được sợ hãi. Hãy suy nghĩ đến cách bạn truyền cảm hứng và sức mạnh cho đội ngũ nhân viên mỗi ngày, nhất là khi tổ chức của bạn gặp khó khăn. Hãy trở thành người lãnh đạo xuất sắc như doanh nhân nổi tiếng Harvey Mackay đã từng nói “Người tầm thường kể lại. Người giỏi giảng giải lại. Người xuất sắc trình diễn lại. Người vĩ đại truyền cảm hứng cho người khác để họ tự nhìn thấy”.
Đọc thêm
Sau thống nhất, vào cuối những tháng năm 80 của thế kỷ trước, đời sống còn cơ cực. Miên cùng anh trai sống với cha mẹ và bà ngoại ở xóm 23 phố Lê Thánh Tông - một khu phố rất đẹp của Hà Nội.
Bò cày ruộng trở về, mệt quá nằm lăn ra đất nghỉ, thở phì phò. Chó đi ngang qua, thấy vậy bèn dừng lại hỏi han. Bò thở dài: - Anh bạn à, tôi thực sự mệt quá rồi. Ngày mai tôi không muốn ra đồng nữa, ở nhà nghỉ cho lại sức.
Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.