Chị em dâu – Câu chuyện nhân văn xúc động
Dù là chị em dâu, nhưng nó xem chị như người thân ruột thịt. Chị hãy yên lòng nhé, em sẽ chăm sóc bố mẹ, chăm lo cho các cháu chu đáo thay phần chị…chị gái của em!

Nó gọi điện thoại cho chị dâu:
“Tuần này chị có về nhà không ạ?”.
“Có, em! Thế cô chú nhớ đưa cháu về chơi nhé. Để chị mua đồ ăn ngon ngon về cho ba mẹ với nhà mình ăn luôn”.
“Dạ, thế chị mua vịt xiêm nấu giả nhé, em thèm món chị nấu lắm rồi!”.
“Được, về chị nấu cho!”.
Nó và chị là hai chị em dâu, nhưng lại yêu thương, quý mến nhau như chị em gái trong nhà. Chị hơn nó một giáp, chị là dâu cả, nó là dâu út, ở giữa còn có 2 chị gái đã lấy chồng và đang định cư ở nước ngoài. Từ lúc về làm dâu, chị đã rất thương nó. Chị bán rau ở chợ, hằng ngày ăn không ăn diện trau chuốt gì, thế mà phấn son của nó chị mua tặng chẳng thiếu thứ gì. Nó là bí thư quận đoàn, nên mỗi khi ra ngoài chị lại dặn nó chưng diện cho xinh vào thì nói mới có người nghe.
Không chỉ tốt với nó, chị còn vô cùng tốt với bố mẹ chồng. Thức ăn trong nhà ba mẹ, lúc nào chị cũng mang đến đầy cả tủ lạnh. Chị hay nói với nó: “Ba mẹ già rồi, thích con cháu về thăm mà về là phải có đồ ăn…nên chị cứ mang để sẵn. Thỉnh thoảng đi giao hàng ghé về là có sẵn thức ăn, chỉ việc ngồi ăn cùng cho ông bà vui, đỡ tủi thân. Em có rảnh thì nhớ ghé về thăm ba mẹ thường xuyên, chứ người già cứ ngồi trong con ngóng cháu suốt…thương lắm!”.
Chị cứ thế, bày dạy nó đủ điều. Nó thương chị lắm, anh chồng mất lâu rồi, một mình chị cứ ở vậy nuôi dạy 2 con khôn lớn, rồi còn quan tâm chăm sóc bố mẹ chồng. Cũng bởi chị mồ côi từ nhỏ nên rất quý cha mẹ chồng. Ông bà cũng biết, nên cũng thương, cũng quý chị vô cùng. Thương mẹ vất vả, các con chị cũng ngoan hiền, lễ phép và học rất giỏi. Mấy cô ở nước ngoài biết chị vất vả nên cũng hay gửi tiền để chị lo thêm cho các cháu. Nhưng lần nào chị cũng từ chối: “Khi nào cần chị bảo, các cô cứ lo cho ba mẹ là chị mừng rồi!”.
Nó tuy học nhiều, đi nhiều nhưng cứ phải tham khảo ở chị dâu cách sống và cách đối nhân xử thế. Cả hai vợ chồng nó đều quý chị vì chị đối xử rất tốt với mọi người, không nề hà việc gì cả. Hôm thằng lớn con chị đậu Đại học, hai vợ chồng nó gửi vào số tài khoản của chị một khoản tiền cho cháu nó đóng học phí. Hôm chị lên trường cùng con nhập học, rồi quẹt thẻ thanh toán thì thấy số dư 30 triệu, chị gọi điện cho nó mắng xối xả: “Sao cô chú không hỏi chị mà tự động chuyển tiền? Chị chưa cần, khi nào cần chị sẽ tự chủ động hỏi…chị đang sống tốt mà!”.
Nói rồi chị khóc…. Đây là lần thứ 2 nó thấy chị khóc. Lần đầu là khi anh chồng mất vì tai nạn xe.

Hôm nay, chị rủ nó ra bờ sông dạo mát. Cả hai chị em vừa đi vừa nói đủ thứ chuyện trên đời. Thế rồi, bất ngờ chị đưa nó xem kết quả chụp phim và siêu âm tháng trước. Trời ơi…chị bị ung thư giai đoạn cuối. Theo lời bác sĩ thì chị chỉ còn sống khoảng 5-6 tháng nữa thôi. Nó cầm tờ giấy, tay run lên, giọng cứ nghẹn ứ lại. Chị thì đứng đó, mỉm cười dặn nó mọi việc từ ba mẹ chồng đến 2 con của chị, rồi chị nhờ nó chăm sóc và lo lắng cho mọi người khi chị không còn nữa. Và chị yêu cầu nó giấu kín chuyện chị bị bệnh.
“Mọi việc chị nhờ em nhé! Chị biết là khó cho em, nhưng nếu em thương chị, thương các cháu thì nhớ lời chị. Còn ba mẹ thì sẽ nói với 2 em bên nước ngoài để phụ với vợ chồng em…”, chị nói.
Nó lặng người, vẫn không thể tin đây là sự thật. Tim nó đau như ai đó cắt ra từng mảnh…Tại sao, tại sao một người tốt như chị lại số khổ đến vậy.
Nó về nhà nói chuyện với chồng và gọi điện cho 2 chị chồng. Ai cũng như nó, không tin vào sự thật đau lòng này…
Nhưng rồi chuyện gì đến cũng phải đến, 8 tháng sau, chị ra đi để gặp lại người chồng sau 15 năm xa cách. Khi mất, chị nắm chặt tay nó, mỉm cười trút hơi thở cuối cùng. Nó nhìn chị nằm đấy…tim đau thắt đến không thở được. Ba mẹ chồng cũng đứng không vững khi thấy người con dâu hiếu thảo cứ thế rời xa thế giới này.
Chị hãy yên lòng nhé, em sẽ chăm sóc bố mẹ, chăm lo cho các cháu chu đáo thay phần chị…chị gái của em!
Sưu tầm
Xem thêm: Lấy của người làm phước cho mình – Câu chuyện Phật giáo đáng ngẫm
Đọc thêm
Người mẹ nhận ra, mình không cần dùng lời nói để dạy con về sự tử tế, mà chỉ cần ba mẹ sống đủ tử tế là được. Bởi vì “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy!”.
Ở đời muốn đạt được hạnh phúc vững bền, thì cần tích lũy phước đức cho bản thân. Nhưng tích bằng cách lấy của người làm phước báu cho mình thì thật là đáng trách!
Trí tuệ của người mẹ không chỉ uốn nắn hành động của con trai mà còn cảm hóa người khác, khiến họ nhân ra nhân cách một con người chân chính.
Tin liên quan
Cách duy nhất để giữ mạng cậu bé lớp 9 là ghép xương nhưng bố mẹ quá nghèo trước số tiền viện phí, phẫu thuật 200 triệu....
Nhìn cảnh bố mẹ năm xưa đi làm lương cơ bản đủ tiền mua nhà, sống nhàn hạ lúc về hưu, còn vợ chồng chúng tôi đi làm cật lực vẫn nợ đầm đìa.
Chị gái bỗng đổ bệnh tâm thần, cả bố và mẹ lại bị ung thư ác tính. Nữ sinh 13 tuổi đau đớn, cầu xin mọi người giúp đỡ gia đình.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.