Chẳng thể gặp lại ba – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tuần sau là giỗ đầu của ba chị. Trong một năm này, bao điều đã diễn ra, bao thứ đã đổi thay nhưng chị vẫn chưa thể chấp nhận việc đời này mình sẽ chẳng thể gặp lại ba…

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước chị có quen một cô bản nhỏ tuổi hơn, mất mẹ đột ngột vào ngày mừng nhà mới. Cô ấy thường xuyên khóc với chị về nỗi đau mồ côi mẹ. Và dù chị hết sức chia sẻ, cảm thông cho nỗi đau của bạn, nhưng thi thoảng chị vẫn thầm tự hỏi: Sao con nhỏ ấy cứ nói hoài nói mãi về cái đề tài phiền muộn này cơ chứ!

Cho đến ngày ba chị mất, không phải quá bất ngờ như mẹ cô ấy, nhưng vẫn là một cú sốc lớn đối với chị. Bởi từ ngày ba phát hiện ra mắc bệnh K cho đến lúc rời đi, vỏn vẹn chưa tới 1 tháng. Những ngày cuối đời của ba phải chịu rất nhiều đau đớn do bệnh tật giày vò. Chị chưa bao giờ nghĩ rằng ba sẽ ra đi nhanh tới vậy, nên chị vẫn cố giữ nhịp sống hàng ngày, đi làm, gặp khách hàng,… Thậm chí, trước hôm ba mất, chị còn đi dự đám cưới, ăn mấy cái bánh ngọt, cười nó hỉ hả với bạn.

Để sau này, khi ba mất rồi, chị mới ước giá như mình ngày ấy dành nhiều thời gian hơn để ở bên ba, trò chuyện, hỏi han, kể với ba những điều vụn vặt của cuộc sống. Chị sẽ nhắc với ba về ngôi nhà nhỏ ở quê ngày trước, nơi có cây xoài mọc bên hông, ngọt lịm. Về những chiều tối ba đi làm về hay mua bánh bao, bánh cóng, có hôm thì lẩu dê, trứng vịt lộn cho đám con nheo nhóc ở nhà. Những ngày xưa bé ấy, chị chưa kịp lớn khôn để hiểu rằng, bản thân mình đã may mắn biết nhường nào khi có ba bên cạnh.

Tuần sau là giỗ đầu của ba rồi, trong gần 1 năm này, chị hầu như chẳng ngày không nghĩ tới ba, nhưng chẳng gặp lại ba ngày nào dù là trong giấc mơ. Ngày trước, khi ba ở cùng gia đình chị, có khi ba về quê chơi vài tuần, thậm chí cả tháng, chị vẫn cảm thấy bình thường. Dăm ba bữa chị mới gọi điện hỏi thăm ba, bởi công việc, con cái và những mối quan tâm ngoài đã cuốn chị đi. Thế nên khi ba mất, chị không thể nào thôi đau đầu với những ý nghĩ, kiểu hồi ba mình còn thì thế này, thế khác… Đó là lúc cả nhà chị ghé quán cơm quen thuộc, con trai chị buột miệng: “Ông ngoại hay ngồi ở chỗ này nè mẹ!”. Đó là khi chị đi ngang qua đoạn đường cùng ngồi với ba trên xe cứu thương, mắt chị đỏ hoe nói với ba: “Ba đừng sợ, có con đây!”.

Những ngày cuối đời, ba luôn nghe theo sự sắp xếp của chị, từ bữa cơm, giấc ngủ, thuốc thang, cho đến việc chọn bệnh viện, chọn phương án điều trị,… Nên chị cứ dằn vặt bản thân với câu hỏi: “Mình làm như thế có đúng không? Mình có quyết định gì sai không? Tại sao ba lại phải từ biệt nhân gian vội vàng đến thế?”. Nhưng tiếc thay, thế gian mấy ai thấu được chữ ngờ.

chang-the-gap-lai-ba-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Chị tỉ mẩn lau dọn bàn thờ, rồi lên sân thượng cắt chùm hoa nhài trắng muốt xuống chưng, vừa thắp thương vừa thủ thỉ với ba đủ thứ chuyện trên đời, nào là con có nấu cho ba bát canh chua ba thích, rồi chuyện thằng Bin đợt này vừa thi cờ vua đạt giải nhì cấp huyện,… Chị nói với ba mà như nói với chính mình. Hoang mang với câu hỏi, liệu có ở quanh đây, dưới mái nhà cùng gia đình chị như mấy năm qua đã từng? Sao chị vẫn cứ thấy bản thân mình trống trải, hụt hẫng, chới với khi trở thành đứa con không ba thế này?

Chị nghẹn ngào nói với con gái mình, rằng nếu ông trời cho mẹ sống bằng tuổi ông ngoại, tức là còn chưa tới bảy mươi, thì hơn hai mươi năm nữa, mẹ chẳng có ba bên đời… Con bé nắm lấy tay mẹ và khẽ khàng nói: “Mẹ còn có con, có gia đình mình ở bên mà”. Chị muốn bật khóc thật lớn cho thỏa nỗi nhớ ba, nhưng lại sợ bản thân quá yếu đuối. Từ ngày ba mất, chị hiểu mình đã thành chỗ dựa cho cả nhà, thay ba lo cho má, cho bà nội vẫn còn, quan tâm hơn những đứa em đứa cháu trong nhà.

Một người bạn đã từng nói với chị rằng: “Sự mất mát ấy quả thực là sự trừng phạt của kiếp người. Chẳng biết lúc nào chúng ta bị trừng phạt”. Chị nghe và thấm thía vô cùng. Bởi nỗi đau của người ở lại thật quá khủng khiếp, dai dẳng, kéo dài, âm ỉ không nguôi. Dù đã tìm nhiều cách để ủi an chính mình. Kiểu như, ba cũng muốn chị sống vui vẻ, nhẹ lòng. Rằng ba chẳng trách cứ gì đâu, chị đã làm quá tốt rồi, đã dốc cạn mọi yêu thương chăm chút cho ba rồi. Đừng áy náy gì thêm nữa…. Nhưng dẫu là thế, suốt một năm nay chị vẫn loay hoay trong nỗi đau của sự chia lìa

Chị thắp một nén nhang thơm. Qua làn khói nhẹ, chị như gặp lại ba đang mỉm cười.

Xem thêm: "Dì nhỏ" của thằng cháu lớn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Trong nhà, ông nội đặt ra rất nhiều quy định buộc con cháu phải tuân theo, ông bảo đó là “vật báu” mà ông để lại. Con cháu nhiều lúc thấy ông thật phiền phức, nhưng không vì thế mà ông thay đổi quan điểm của mình.

“Vật báu” ông để lại – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nhìn Hưng với Thùy hạnh phúc như vậy, phận là dì nhỏ tôi mừng lắm, tôi thiết tha hy vọng vào ngày mai. Ngày mai dù có mưa dông nhưng chắc chắn sau đó sẽ là nắng đẹp.

'Dì nhỏ' của thằng cháu lớn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Trong nghệ thuật bán hàng, không quan trọng là bạn bán mặt hàng gì mà quan trọng là bạn bán nó như thế nào. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình.

Câu chuyện kinh doanh: Làm cách nào để bán cái cũ rách với giá cao ngất ngưởng?
0 Bình luận

Tin liên quan

"Cuộc sống tốt nhất là 5 ngày bận rộn và 1 ngày rảnh rỗi" - ý của người xưa là nên sắp xếp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì mới có những trải nghiệm được sống tươi đẹp.

Cổ nhân nói: 'Cuộc sống tốt nhất là 5 ngày bận rộn và 1 ngày rảnh rỗi'
0 Bình luận

“Khi ra ngoài, điều quan trọng nhất là phải cẩn thận trong lời nói, việc làm và điểm mấu chốt trong cách ứng xử”.

Cổ nhân dặn người làm cha mẹ: Hãy nói với con 3 điều này khi rời xa gia đình
0 Bình luận

"Người thấp" trong câu nói "đất thấp thành biển, người thấp thành vua" mang ý chỉ người có chiều cao thấp hay người sống khiêm nhường? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Cổ nhân nói: 'Đất thấp thành biển, người thấp thành vua'
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 23 giờ trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất