Câu chuyện sâu sắc vực dậy ta khi bế tắc - Bài học vô giá từ chim ó, dơi và ong nghệ
Sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy cuộc sống khó khăn, bế tắc. Hãy đọc những câu chuyện dưới đây và chiêm nghiệm, có thể sẽ hữu ích cho tinh thần của bạn.

Câu chuyện về loài chim ó
Con chim ó nếu được đặt vào trong một chiếc lồng với kích thước khoảng 2m x 2.5m. Chiếc lồng không có nóc, tức là phần trên được mở toang. Thế nhưng, cho dù hoàn toàn có khả năng bay lên, con chim này vẫn chấp nhận trở thành một tù nhân.
Sở dĩ như vậy vì một con chim ó luôn bắt đầu bay từ mặt đất lên, với đoạn "chạy đà" khoảng 3 - 4m. Không có quãng đường để chạy, theo thói quen, chú chim thậm chí chẳng buồn cố gắng thử bay lên, mà sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một "nhà giam" nhỏ chẳng hề có mái.

Câu chuyện về con dơi
Dơi là một loài sinh vật nhanh nhẹn, lanh lợi đến mức ấn tượng. Một con dơi bình thường luôn bay ra ngoài vào buổi tối. Tuy nhiên, nó không thể cất cánh từ một địa điểm bằng phẳng. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì tất cả những gì nó có thể làm là lê bước loanh quanh một cách vô vọng và đau khổ.
Chỉ đến khi dơi tìm được một độ cao nào đó, chỉ cần là một góc nâng nhỏ thôi, để từ đó, nó có thể tung mình vào không trung. Và, ngay lập tức, nó bay lên như một tia chớp.

Câu chuyện về loài ong nghệ
Nếu bạn thả con ong nghệ vào một cái cốc lớn không có nắp, nó cũng sẽ ở đó cho đến khi chết, trừ khi chúng ta lôi nó ra. Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà cứ khăng khăng cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt bên, hoặc qua… đáy cốc. Nó sẽ tìm một con đường ở nơi mà không có con đường nào tồn tại, cho đến khi nó hoàn toàn tự hủy hoại mình.

Và câu chuyện về con người
Con người chúng ta đôi khi cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ. Khi đối mặt với những vấn đề rắc rối của bản thân, chúng ta tuyệt vọng, bế tắc mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể một giải pháp ở rất gần, chỉ cần chúng ta nhìn lên cao hơn, hay nhìn hướng tới phía trước.
Hãy nhớ, nhìn ngược lại có thể khiến bạn buồn bã. Nhìn quanh có thể khiến bạn lo lắng. Hãy nhìn lên cao, và nhìn tới phía trước, đó là cách sống lạc quan. Chỉ cần bạn giữ được sự bình tĩnh, có tinh thần tích cực, nhiều hy vọng chính sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp trong hầu hết các trường hợp.
Xem thêm: Thông cảm và giúp đỡ người chính là giúp mình - Câu chuyện nhân văn đậm tính giáo dục
Đọc thêm
Biết lắng nghe giúp chúng ta có thể học hỏi, thấu hiểu, cảm thông với người khác. 2 câu chuyện dưới đây là bài học cuộc sống mà ai cũng nên đọc một lần.
Cuộc sống khổ đau hay hạnh phúc là do bản thân quyết định. Để tâm rộng mở, xem nhẹ, bớt truy cầu, trầm tĩnh, chúng ta sẽ loại bỏ được áp lực đè nặng lên mình.
Người xưa dạy rằng, trong trăm điều thiện thì hiếu đứng đầu. Vì thế, văn hóa truyền thống bao đời nay vẫn luôn đề cao chữ Hiếu của con cái đối với cha mẹ.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.