"Bách thiện hiếu vi tiên": 4 câu chuyện chứng tỏ hiếu kính cha mẹ trời xanh ắt để phước phần

Người xưa dạy rằng, trong trăm điều thiện thì hiếu đứng đầu. Vì thế, văn hóa truyền thống bao đời nay vẫn luôn đề cao chữ Hiếu của con cái đối với cha mẹ.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhiều câu chuyện về lòng hiếu thảo đã được ghi chép lại trong cuốn "Tập phúc tiêu tai chi đạo". Trong đó, có bách tính bình dân, cũng có người là quan lại quyền quý, điểm chung của họ, đều nhờ biết kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ mà nhận được thiện báo.

Hiếu thuận với người mẹ mù lòa, đắc được đại công danh

Thôi Miện là người con hiếu thuận. Mẫu thân của ông bị mù, vì thế ông chạy chữa khắp nơi, nhưng vô vọng.

Ông ở bên cạnh mẫu thân, phụng dưỡng bà suốt 30 năm, vô cùng cung kính, cẩn trọng. Buổi tối, ông cũng không dám cởi mũ và áo khoác, để tiện trở dậy hầu hạ mẫu thân bất cứ lúc nào.

Vào những ngày thời tiết đẹp, ông sẽ dìu mẫu thân ra ngoài dạo chơi, hoặc tới thăm hỏi bạn bè, thân thích, cười cười nói nói với mọi người, để mẫu thân có thể quên đi nỗi thống khổ vì mù lòa.

Khi mẫu thân qua đời, Thôi Miện thương tâm tới mức thổ huyết. Suốt đời ông nguyện làm người theo ý nguyện của mẫu thân. Ông yêu thương huynh trưởng, chị gái, giống như yêu kính mẫu thân. Ông coi cháu trai, cháu ngoại như con cái của mình. Bổng lộc có được ông đều chia cho người thân.

Ông nói: "Mẫu thân đã qua đời, ta không còn cách nào biểu đạt lòng hiếu thuận với mẫu thân. Còn nhớ khi người còn tại thế, luôn canh cánh trong lòng thương nhớ 5 người là huynh trưởng, chị gái, các cháu trai và cháu ngoại. Cho nên ta phải hậu đãi họ thật tốt, làm vậy có lẽ có thể an ủi được vong linh của mẫu thân trên thiên thượng".

Sau này, Thôi Miện làm quan tới chức Trung Thư Thị Lang. Con trai ông là Thôi Hựu Phủ trở thành một vị tể tướng hiền minh. 

Thôi Miện quả thực là một người con hiếu thảo. Khi mẫu thân còn tại thế, có thể tận tâm khiến bà sống vui vẻ. Khi mẫu thân qua đời, vẫn có thể hoàn thành được tâm nguyện của bà. Vì ông hiếu thảo với mẫu thân nên mới xứng có được công danh to lớn như vậy.

4-cau-chuyen-chung-to-hieu-kinh-cha-me-troi-xanh-at-de-phuoc-phan-1

Thần giúp hiếu tử lấy lại đất trồng Hạnh Nhân

Thời nhà Minh có người tên Lữ Thăng. Từ nhỏ, ông đã mất mẹ. Ông phụng dưỡng cha vô cùng hiếu thuận.

Cha của ông do tuổi cao nên nửa đêm thường thức dậy đi tiểu, Lữ Thăng bèn ngủ cùng cha, để tiện hầu hạ. Hằng đêm, Lữ Thăng đều thức giấc 4, 5 lần, đưa cha già cao tuổi đi tiểu tiện.

Cho đến một năm, gặp cảnh binh đao loạn lạc, đạo tặc hoành hành khắp nơi, Lữ Thăng bèn cõng cha trốn vào trong núi. Hai cha con đi được nửa đường thì gặp đám cướp hung bạo. Những tên cướp này sớm đã nghe danh hiếu thuận của Lữ Thăng, vô cùng cảm động, nên không gây khó dễ cho hai cha con ông.

Cha của Lữ Thăng rất thích ăn một loại Hạnh Nhân có vị ngọt. Vì vậy, Lữ Thăng trồng rất nhiều Hạnh Nhân gần nhà.

Tuy nhiên, đất trồng Hạnh Nhân sau này lại bị hàng xóm chiếm mất. Lữ Thăng bất lực, bèn viết một tấu chương, bẩm báo với Thần linh, cầu xin Thần giúp đỡ. Thần linh bèn khiển trách người hàng xóm, khiến cho người nhà của y đổ bệnh, và ra chỉ dụ rằng rằng: "Ngươi hãy ngay lập tức trả lại đất trồng Hạnh Nhân cho hiếu tử Lữ Thăng".

Cho đến khi người hàng xóm này trả lại đất trồng Hạnh Nhân cho Lữ Thăng, Thần linh mới khiến người nhà của y khỏi bệnh.

4-cau-chuyen-chung-to-hieu-kinh-cha-me-troi-xanh-at-de-phuoc-phan-2

Hiếu thảo với cha mẹ, trước sảnh nhà mọc cỏ thơm

Thời nhà Đường có Lý Quýnh Tú sinh ra đã là người con hiếu thuận. Mẫu thân ông xuất thân nghèo hèn, vợ ông lại xuất thân phú quý, không nguyện ý hiếu thuận với mẹ chồng. Vợ ông thường cậy thế trách mắng tì nữ trong nhà, mẫu thân ông nghe thấy, trong lòng rất không vui.

Lý Quýnh Tú khuyên bảo vợ, muốn nàng ta khoan dung, nhân hậu và hiền thục hơn. Thế nhưng, nàng ta không chịu nghe theo. Chẳng còn cách nào khác, Lý Quýnh Tú bèn bỏ vợ. 

Khi có người hỏi nguyên nhân bỏ vợ, ông nói: "Mục đích ta lấy vợ là muốn thê tử phụng dưỡng mẫu thân. Vậy mà nàng ta không thể vui vẻ đối đãi với kẻ dưới, lại càng không muốn tận tâm tận lực phụng dưỡng mẹ chồng. Một người con dâu như vậy, không thể giữ nàng ta lại trong nhà".

Lòng hiếu thảo của Lý Quýnh Tú khiến Trời xanh cảm động. Vì vậy, cỏ thơm mọc lên trước sảnh nhà ông. Đường Trung Tông biết chuyện, bèn vì chuyện này mà hạ chiếu, khen ngợi đức hiếu thuận của Lý Quýnh Tú.

4-cau-chuyen-chung-to-hieu-kinh-cha-me-troi-xanh-at-de-phuoc-phan-3

Thượng Đế ban thưởng cho Ngô Hiếu Phụ

Ngô Hiếu Phụ sống ở thời nhà Tống. Chồng mất sớm, lại không có con, nhưng nàng hầu hạ mẹ chồng vô cùng hiếu thuận.

Mẹ chồng tuổi cao, hơn nữa mắt lại có bệnh, nghĩ tới con dâu cô độc một mình, bèn nhận một người con nuôi, muốn gả nàng cho người đó.

Ngô Hiếu Phụ khóc nói với mẹ chồng rằng: "Từ xưa tới nay, liệt nữ không thờ hai chồng. Con đương nhiên nên dốc sức hầu hạ mẹ, xin mẹ yên tâm".

Hằng ngày, nàng làm những công việc chân tay nặng nhọc cho nhà hàng xóm, kiếm chút tiền nuôi mẹ già.

Mỗi khi có người tặng nàng đồ ăn ngon, nàng bèn mang về nhà cho mẹ chồng ăn. Một lần nọ, nàng nấu cơm chưa chín, thì mẹ của người hàng xóm có việc gấp, gọi nàng qua giúp. Mẹ chồng lo rằng cơm nấu quá lâu, sẽ bị cháy, bèn cho cơm vào trong hộp. Nhưng vì mắt nhìn không rõ, trên thực tế lại đổ cơm vào trong thùng rác.

Khi Ngô Hiếu Phụ về nhà, nhìn thấy cũng không hỏi, mà vội vàng sang nhà hàng xóm xin ít cơm cho mẹ chồng ăn. Sau đó, nàng dùng nước rửa sạch cơm bẩn, nấu lại để mình ăn.

Một hôm, nàng đột nhiên mơ thấy hai vị đồng tử mặc áo màu thanh thiên, cưỡi mây tới, đến trước mặt nàng, trong tay cầm thẻ bài nói rằng: "Chúng ta phụng ngọc chỉ của Thượng Đế, tới triệu mời Ngô hiếu phụ tấn kiến".

Ngô Hiếu Phụ đến gặp Thượng Đế. Ngài nói với nàng rằng: "Ngươi chỉ là một phụ nữ nông thôn, lại có thể nhọc nhằn, tận tâm phụng dưỡng mẹ chồng, quả thực khiến người khác phải kính trọng. Do vậy ta thưởng cho ngươi 1.000 quan tiền, mang về phụng dưỡng mẹ chồng. Từ nay về sau, ngươi sẽ không bao giờ phải làm việc chân tay nặng nhọc vất vả, kiếm tiền nuôi gia đình nữa". Nói rồi lệnh cho hai tiểu đồng áo xanh đưa Ngô Hiếu Phụ về nhà.

Nàng tỉnh giấc thì phát hiện trên đầu giường quả thực có 1.000 quan tiền. Điều đáng nói là, hễ dùng hết thì đầu giường lại xuất hiện 1.000 quan tiền khác, tuần nào cũng vậy, không bao giờ dừng lại.

Xem thêm: Ở đời, hiếu thảo với cha mẹ là cái gốc để làm người lương thiện

Đọc thêm

Đây là lời tâm sự đầy cảm động của người mẹ khi rời khỏi nhà con trai. Bậc cha mẹ nên đọc để rút ra bài học cho chính mình.

'Mẹ không giận con, mà là đang học cách buông bỏ' - Cha mẹ Việt hãy đọc đi để tỉnh ngộ
0 Bình luận

Con cái có thể làm nhiều cách để cha mẹ đỡ buồn nhưng điều đơn giản nhất là hãy luôn ở bên họ khi có thể. Câu chuyện con vẹt xanh là nỗi niềm nhớ mong của người mẹ dành cho người con đi làm xa nhà.

Câu chuyện con vẹt xanh - Điều mà cha mẹ mong nhất là con cái hãy luôn bên cạnh họ khi có thể
0 Bình luận

Cha mẹ luôn yêu thương con vô điều kiện và dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Câu chuyện dưới đây vô cùng xúc động, là con cái ai cũng nên đọc.

Phải chăng toàn bộ cha mẹ trên đời đều như vậy?
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 11 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất