Câu chuyện "Chim sẻ hạ gục đại bàng": Hữu dũng vô mưu vạn đời suy
Cổ nhân có câu: "Hữu dũng vô mưu vạn đời suy". Câu chuyện "Chim sẻ hạ gục đại bàng" là bài học thấm thía cho những kẻ kiêu ngạo, coi thường người khác, cuối cùng tự rước họa vào thân.

Trong một khu rừng nọ, có một con đại bàng huyênh hoang, hợm hĩnh. Đại bàng luôn khoe khoang rằng nó là chúa tể của các loài chim, là khỏe nhất, kêu to nhất và bay cao nhất. Hễ gặp bất cứ con chim nào bé hơn, đại bàng cũng tỏ vẻ coi thường.
Bỗng một ngày, đại bàng tập hợp tất cả các loài chim lại và lên giọng thách thức:
- Hỡi tất cả các loài chim, trong các ngươi có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, và bay cao cùng ta không?
Nghe đại bàng thách thức, cả bầy chim vô cùng sợ hãi, chỉ biết dáo dác nhìn nhau, chẳng con nào dám ho he một tiếng. Thấy thế đại bàng càng được thể lên giọng:
– Ta chấp tất cả các ngươi đấy.
Lúc này, một chú sẻ con bèn lên tiếng:
- Bác đại bàng ơi, thi ăn nhiều, kêu to với bác thì chúng em chẳng dám rồi. Nhưng thi bay cao với bác thì em cũng xin thử một lần xem sao.
Cả đại bàng lẫn các loài chim khác đều sửng sốt trước lời nói của chim sẻ. Chúng ngoảnh lại nhìn chim sẻ nhưng nó không hề nao núng.

Và thế là cuộc thi chính thức bắt đầu. Ðại bàng vỗ cánh bay lên. Khi đã bay cao hơn cả những ngọn cây cao nhất, đại bàng liền gọi:
- Ê, sẻ con chết rấp ở đâu rồi ?
Lúc ấy sẻ bay lên đầu đại bàng, đáp:
- Em đây, bác cứ yên tâm, em không bỏ cuộc đâu.
Đại bàng thấy chim sẻ bay cao hơn cả đầu mình, nó liền cố sức bay cao lên nữa. Khi cao hơn cả những đỉnh núi mù sương, đại bàng lại cất tiếng gọi:
- Thế nào, sẻ con, vẫn theo ta được đấy chứ?
Chim sẻ lại bay lên trên đỉnh đầu đại bàng và trả lời:
- Vâng, em vẫn cố theo bác đây. Bác mệt rồi sao mà bay chậm lại thế?
- Không đời nào!
Ðại bàng nói hổn hển rồi lại tiếp tục bay ngược lên cao, cao mãi. Khi đại bàng đã ở trên cả những đám mây trắng xóa, nó tin là sẻ con chẳng thể nào bay lên tầng cao này được. Ðôi cánh đã mỏi rã rời; cổ và đầu nặng trĩu, đại bàng nói chẳng ra hơi:
- Sẻ con đã chịu thua ta rồi chứ?
- Chưa đâu, em vẫn ở trên đầu bác đây này - Giọng chim sẻ lanh lảnh phía trên.
Ðại bàng một đời kiêu ngạo, nó quyết không chịu thua chim sẻ, lấy hết sức cùng lực kiệt cố gắng rướn tiếp lên cao nhưng không được nữa. Ðại bàng tắt thở và rơi thẳng từ trên cao xuống lại khu rừng nơi có các loài chim đang tụ họp theo dõi "trận đấu".
Chim sẻ lúc này chỉ việc xòe cánh ra từ từ hạ xuống giữa các loài chim đang nóng lòng chờ tin cuộc đọ sức. Các loài chim khác không thể hiểu chim sẻ nhỏ bé có mưu mẹo gì mà thắng được đại bàng vốn to khỏe, bay cao nhường ấy.

Lời bàn
Trong câu chuyện về cuộc đua bay cao giữa đại bàng và chim sẻ trên đây ta có thể thấy, ngay từ lúc bắt đầu cuộc thi, chim sẻ đã đậu trên lưng đại bàng. Suốt cả trận thi đấu, đại bàng đã mất công chở chim sẻ trên lưng mà không hề hay biết. Mỗi lần đại bàng cất tiếng hỏi, chim sẻ lại từ lưng đại bàng bay lên đáp lời, thành thử nó chẳng mất tí sức nào.
Thay vì dùng sức hay dùng miệng để thi ăn nhiều, kêu to với đại bàng, chim sẻ nhỏ bé đã dùng chính cái đầu của mình để chiến thắng đại bàng kiêu ngạo và to lớn hơn nó gấp nhiều lần.
Câu chuyện là bài học cuộc sống thấm thía. Có những người chỉ biết nói mà không hề bắt tay vào thực hiện. Có những người chỉ biết hùng hục làm mà không động não xem nên làm thế nào cho hiệu quả.
Cổ nhân có câu: "Hữu dũng vô mưu vạn đời suy". Con người cho dù có tài cũng chớ nên ngạo mạn, khinh người. Người có tài mà không có đức làm việc gì cũng không thành. Dũng mà không có mưu, ắt chẳng thể thành công.
Làm người nếu chỉ biết ngẩng mặt lên trời mà không chịu cúi nhìn mặt đất sẽ không thể thấy được hiểm nguy đang cận kề. Càng khoe khoang thứ gì, bạn sẽ càng dễ mất đi thứ đó.
Đừng bao giờ tự cao tự đại, bởi "núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi còn có người giỏi hơn". Con người sống mà không khiêm tốn, sớm muộn cũng rơi vào thảm cảnh, chuốc lấy họa sát thân như đại bàng trong câu chuyện trên.
Xem thêm: Câu chuyện về hai con đại bàng và người thợ săn: Hại người khác cuối cùng tự hại mình
Đọc thêm
Nếu bạn đang cảm thấy cuộc sống khó khăn, chán nản và bế tắc, hãy đọc câu chuyện dưới đây, nhất định bạn sẽ lạc quan hơn.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta thờ ơ khi thấy người khác gặp tình huống nguy hiểm. Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra bài học và thay đổi suy nghĩ.
Người cha đã dùng cả cuộc đời của mình để đúc rút ra những bài học đáng suy ngẫm, gửi gắm trong bức thư dành cho con trai 28 tuổi.
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.