Câu chuyện cậu bé đánh giày nghèo khổ và bài học sâu sắc về lòng lương thiện
Lòng tốt khiến cậu không hề phân vân mà đem cơ hội của mình trao cho người khác. Cũng chính sự lương thiện đã khiến cậu có được cơ hội quý giá trong cuộc đời. Câu chuyện của cậu quả đúng với câu nói của người xưa, người ở hiền sẽ gặp lành.

Lương thiện không cần thông qua sát hạch
Vị đạo diễn có dịp công tác ở ngoại thành. Khi ông đứng đợi ở ga tàu thì nhìn thấy cậu bé đánh giày.
Cậu bé khoảng hơn 10 tuổi bước đến gần và hỏi: "Ông có muốn đánh giày không?".
Nhìn xuống đôi giày mới đánh xong, vị đạo diễn lắc đầu từ chối đề nghị của cậu bé.
Đạo diễn tiếp tục đi được mấy bước thì cậu bé bất ngờ chạy đến, ánh mắt khẩn cầu: "Thưa ông, cả ngày hôm nay cháu không có gì vào bụng, ông có thể cho cháu vay ít tiền được không? Từ mai cháu sẽ cố gắng đánh giày, đảm bảo sau một tuần là có thể trả lại tiền cho ông!".
Nghe cậu bé nói vậy, trông bộ dạng quần áo tả tơi, có vẻ đói khát của cậu, ông đạo diễn cảm thấy thương cảm, liền móc túi đưa cho cậu mấy đồng. Cậu bé vô cùng cảm kích, nói lời cảm ơn ông, sau đó liền rời đi.
Đạo diễn nhìn theo bóng dáng cậu bé khuất xa dần, ông lắc đầu, thầm nghĩ những đứa trẻ lừa gạt trên đường như thế này ông gặp quá nhiều rồi. Sau đó, ông quên béng chuyện cậu bé đánh giày vay tiền mình.
Vậy mà, trong một lần đạo diễn đi qua nhà ga, cậu bé gầy gò thấy ông liền vẫy tay gọi: "Ông ơi, hãy đợi một chút".
Cậu bé mặt mũi ướt đẫm mồ hôi chạy đến đưa tiền trả lại. Lúc này, ông mới nhận ra đây chính là cậu bé đánh giày lần trước.
Cậu vừa thở hổn hển vừa nói: "Cháu đã ở đây đợi ông rất lâu rồi, hôm nay mới gặp được ông để trả lại tiền".
Những đồng xu cậu bé đưa vẫn còn ướt do mồ hôi trên tay. Hành động trả lại tiền của cậu bé khiến ông đạo diễn cảm thấy trong lòng ấm áp lạ thường. Nhìn kỹ cậu bé, ông chợt phát hiện cậu chính là người mà ông muốn tìm cho vai diễn mới.
Đạo diễn đút mấy đồng tiền xu vào túi cậu bé và nói ông cho cậu, không cần phải trả lại.
Ông nói với cậu bé ngày hôm sau hãy đến phòng đạo diễn của công ty điện ảnh ở trung tâm thành phố gặp ông. Ông sẽ có một bất ngờ lớn cho cậu.

Sáng sớm hôm sau, một nhóm trẻ con đường phố đi đến trước công ty. Được bảo vệ thông báo, ông đạo diễn ra cửa xem tình hình. Cậu bé đánh giày chạy đến, nói với ông với vẻ ngây thơ: "Thưa ông, những đứa trẻ lang thang này đều giống cháu, đều không có bố mẹ, chúng cũng muốn có những điều bất ngờ!".
Đây quả thực là điều mà đạo diễn không hề nghĩ đến. Hóa ra, một cậu bé lang lang nghèo khó lại có trái tim lương thiện đến vậy.
Sau khi ông quan sát kỹ thì đúng là có một vài cậu bé lanh lợi, hợp với vai diễn hơn cả cậu bé đánh giày.
Thế nhưng, cuối cùng, ông quyết định chọn cậu. Trong hợp đồng tuyển dụng, ở mục miễn thử việc, ông đã viết: "Lương thiện không cần thông qua sát hạch".
Lòng lương thiện của cậu bé nghèo được đền đáp xứng đáng
Câu chuyện về cậu bé đánh giày nghèo khổ và vị đạo diễn trên đây vốn rất đời thường nhưng ẩn chứa bài học sâu sắc về lòng lương thiện, chia sẻ và sự tin tưởng của con người ở đời.
Dù cuộc sống của bản thân vô cùng khó khăn nhưng cậu bé đánh giày ấy vẫn hồn nhiên mang hy vọng và cơ hội của mình chia sẻ cho người khác. Khi có cơ hội tốt sắp đến, cậu không hề vội vã nhận lấy mà nghĩ đến những đứa trẻ đường phố cùng cảnh nghèo khó như cậu. Xuất phát từ lòng lương thiện, vì người khác, cậu muốn đem "món quà bất ngờ" phân chia cho các bạn mình.
Vị đạo diễn đang tìm kiếm diễn viên cho bộ phim của mình chính là một người lương thiện và tốt bụng như cậu bé.
Cậu bé đánh giày sau này đã trở thành chủ tịch của một công ty Văn hóa Điện ảnh, anh đã viết cuốn tự truyện "Cuộc đời diễn viên của tôi".
Lòng tốt khiến cậu không hề phân vân mà đem cơ hội của mình trao cho người khác. Cũng chính sự lương thiện đã khiến cậu có được cơ hội quý giá trong cuộc đời. Câu chuyện của cậu quả đúng với câu nói của người xưa, người ở hiền sẽ gặp lành.

Hành động của cậu bé đánh giày khiến nhiều người trong số chúng ta có dịp suy ngẫm và nhìn nhận lại cách sống của bản thân. Liệu chúng ta đã biết quan tâm, đối xử tốt với những người xung quanh chưa?
Quan niệm của nhiều người cho rằng không cần thiết giúp đỡ những người không quen biết, vì như vậy chúng ta cũng không nhận được gì. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống đã chứng minh, khi chúng ta giúp đỡ bất kỳ ai, dù chỉ là một lời cảm ơn cùng nụ cười của họ đáp lại, chúng ta sẽ cảm thấy vui hơn rất nhiều. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, niềm vui chính làm món quà tuyệt vời nhất mà ta nhận được.
Cuộc sống luôn có nhiều khó khăn và thử thách chờ đợi chúng ta ở phía trước. Sẽ có lúc bạn cần đến sự hỗ trợ và giúp đỡ của người khác. Chính vì thế, ngay từ hôm nay, hãy sống thật tốt, biết chia sẻ và giúp đỡ người khác trong khả năng của bản thân mình. Đến một ngày, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ không phải từ chính họ mà từ những người xung quanh bạn.
Khi bạn tin tưởng một ai đó, cũng là món quà dành cho họ. Ban đầu, vị đạo diễn mặc định rằng cậu bé chỉ lừa gạt mình cốt để xin tiền chứ không bao giờ có chuyện trả lại.
Cậu bé đánh giày đã chăm chỉ làm việc kiếm tiền để trả lại ông. Hành động của cậu khiến vị đạo diễn bất ngờ xen lẫn hối hận vì đã thiếu sự tin tưởng dành cho người khác.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta thiếu đi sự tin tưởng đối với người khác thì không thể nào làm nên được sự nghiệp lớn. Hãy nhớ, khi bạn tin tưởng người khác thì họ mới tin tưởng bạn.
Xem thêm: Câu chuyện chiếc bát gỗ: Cách bạn đối xử với cha mẹ chính là cách con cái đối xử với bạn
Đọc thêm
Đến cả cây nhãn non cùng mấy quả bí trong vườn người mẹ nghèo bị suy tim cũng phải ra mót đem đi bán với hy vọng giành giật sự sống cho con.
Câu chuyện cậu bé đạp xe đi đánh banh giữa mùa dịch bất ngờ "chạm chán" chú công an và lời giải trình siêu đáng yêu đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Người đàn ông vốn chỉ nghĩ đơn giản cô bé gọi nhầm số. Thế nhưng, những ngày sau đó, số điện thoại kia tiếp tục gọi đến. Câu chuyện ẩn sau cuộc điện thoại nhầm số của cô bé bị ung thư quả thực khiến người ta xúc động và nhận ra được sự thiêng liêng của tình thân.
Câu nói tưởng chừng ngây ngô của cậu bé đã khiến trái tim người đàn ông bừng tỉnh, giải phóng phần đẹp đẽ nhất của con người bấy lâu nay bị chôn vùi.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.