Câu chuyện chiếc bát gỗ: Cách bạn đối xử với cha mẹ chính là cách con cái đối xử với bạn
Chiếc bát gỗ trong câu chuyện giúp ta hiểu ra rằng, ngày hôm nay bạn đối xử với cha mẹ ra sao thì con cái sẽ đối xử với bạn đúng như thế.
Một cụ ông chuyển đến sống cùng vợ chồng con trai và cháu trai 4 tuổi. Vì tuổi đã cao nên ông đi lại không còn vững, tay luôn run rẩy, mắt mờ đục.
Hằng ngày, đến bữa cơm, cụ ông cùng con cháu ngồi ăn chung trên chiếc bàn. Mắt của cụ ông nhìn rõ, tay lại run, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn.
Mỗi bữa ăn, đồ ăn đồ uống rơi vãi khắp chỗ ngồi của ông cụ khiến hai vợ chồng con trai vô cùng bực mình.
Người con trai nói với vợ: "Chúng ta phải làm gì đó với ông nội thôi. Anh không thể chịu đựng nổi cách ăn uống ồn ào, bừa bộn và thức ăn vương vãi đầy trên sàn như vậy".
Nói là làm, ngày hôm sau, con trai và con dâu đặt thêm một chiếc bàn nhỏ ở trong góc để làm bàn ăn cho bố. Ông cụ ngồi thui thủi ăn một mình. Còn gia đình con trai vui vẻ ăn tối ngay bên cạnh.
Tay run rẩy khiến cụ ông làm vỡ mấy chiếc đĩa ăn. Cuối cùng, vợ chồng người con trai thay chiếc đĩa ăn bằng một chiếc bát gỗ. Lặng lẽ ngồi ăn ở một góc, cụ ông rơi nước mắt vì sự cô độc của bản thân.
Con trai và con dâu rất ít khi nói chuyện với cụ. Mỗi khi họ mở lời đều chỉ là những lời nói chì chiết khi thấy cụ làm rơi dao nĩa hay làm đổ thức ăn. Cậu con trai 4 tuổi mỗi ngày đều im lặng quan sát cách mà cha mẹ cậu đối xử với ông nội.
Đến một ngày, trước bữa ăn tối, người bố nhìn thấy cậu con trai đang chơi với miếng gỗ thừa trên sàn nhà. Người bố lại gần hỏi han con trai đang làm gì. Đáp lại câu hỏi của anh ta là giọng nói hết sức đáng yêu và ngây thơ của cậu con trai: "Con đang làm một cái bát gỗ nhỏ cho ba mẹ ăn khi ba mẹ già đi đó". Nói rồi cậu bé tiếp tục với trò chơi của mình.
Sau nhiều ngày lặng lẽ quan sát cách bố mẹ cư xử với ông nội nên cậu bé quyết định sẽ chuẩn bị một chiếc bát gỗ để phục vụ bố mẹ lúc về già.
Nghe câu trả lời hồn nhiên của cậu con trai 4 tuổi, người cha cảm thấy như những mũi kim đâm vào tim mình. Hai vợ chồng anh không nói nên lời, nước mắt bắt đầu lăn dài trên má. Tuy không nói ra nhưng hai vợ chồng đều biết họ sẽ phải làm gì.
Bữa ăn tối hôm đó, anh con trai nắm lấy bàn tay run rẩy của ông cụ, dắt ông lại ngồi ăn chung bàn với cả gia đình.
Kể từ đó trở đi, ông cụ luôn ăn tối chung bàn với gia đình con trai. Mọi người không ai để đến chiếc đĩa bị rơi, vết sữa đổ hay khăn trải bàn bị ố nữa.
Lời bàn
Câu chuyện về chiếc bát gỗ là bài học về việc gieo nhân nào thì gặt quả nấy, luật Nhân quả ở đời không trừ một ai. Người ở hiền gặp lành, người ở ác gặp điều dữ.
Khi cha mẹ già hơn, mắt mờ, chân tay run yếu, chúng ta khó chịu với sự vụng về chậm chạp của cha mẹ. Tuy nhiên, chúng ta quên mất rằng, từ khi ta sinh ra còn bế ngửa trên tay cho đến khi ta chập chững những bước đi đầu đời, cha mẹ luôn nâng đỡ và bảo vệ ta. Cha mẹ kiên trì dạy ta tập đi, vậy mà là người con lại thiếu kiên nhẫn trước sự run rẩy và chậm chạp trong từng bước đi của cha mẹ già?
Khi ta còn nhỏ, cha mẹ chăm sóc ta từng bữa ăn giấc ngủ. Từ nuôi con bằng sữa mẹ đến những bữa ăn dặm rồi chuyển sang ăn cháo, ăn cơm. Cha mẹ là người dạy ta tập cầm thìa xúc, tập cầm đũa. Những ngày ta tập cầm thìa, chẳng phải chính chúng ta vụng về mà làm rơi vãi cơm ra sàn nhà. Cha mẹ vẫn vui vẻ dọn dẹp đồ ăn mà ta làm rơi vãi sau mỗi bữa ăn. Vậy tại sao, khi cha mẹ già, tay run rẩy đồ ăn rơi vãi, ta không thể kiên nhẫn và vui vẻ cư xử với cha mẹ?
Con cái chúng ta sẽ quan sát và học theo cách cư xử của bố mẹ với ông bà. Sau này, chúng sẽ đối xử với chúng ta đúng như vậy.
Công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ như trời biển. Đừng để đến khi cha mẹ không còn trên cõi đời này, ta mới hiểu họ có ý nghĩa như thế nào, mới hối hận vì đã không quan tâm chăm sóc và yêu thương cha mẹ.
Xem thêm: Con trai bị nghi trộm tiền và cách xử lý thông minh của người mẹ khiến ai cũng nể phục
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận