Bữa tiệc đêm – Câu chuyện nhân văn và bài học về tình người
“Bữa tiệc đêm” là câu chuyện nhân văn, là một bài học sâu sắc về tình người khiến người đọc vô cùng cảm động. Một tình cảm chân thành cho đi sẽ dưỡng thành một nhân cách tốt đẹp!

Câu chuyện “Bữa tiệc đêm”
Chị là Oshin, giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc chị vội vàng trở về nhà với đứa con trai 5 tuổi của mình. Mẹ đi làm cả ngày nên cu cậu chỉ biết ngồi trong căn nhà tồi tàn ngóng đợi mẹ về.
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lỡn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: “Hôm nay việc nhiều, chị có thể về nhà muộn hơn được không?”
Chị gật đầu, giọng lo lắng nói: “Thưa được ạ, có điều con trai tôi còn nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi”
Ông chủ ân cần đáp: “Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé!”
Thế là chị mang theo con trai đến nhà chủ. Khi đang đi đường, chị nói với con rằng: “Mẹ sẽ cho con đi dự bữa tiệc đêm”
Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết mẹ là Osin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Trên đường đi, chị âm thầm mua 2 cái xúc xích.
Khách khứa đến mỗi lúc một đông, ai cũng ăn mặc xinh đẹp và lịch sự. Ngôi nhà rộng, vô cùng tráng lệ. Mọi người tham quan, đi lại, trò chuyện vô cùng náo nhiệt.

Chị rất bận nên không thường xuyên để mắt đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh của nó sẽ làm hỏng bữa tiệc đêm của mọi người. Suy nghĩ một lúc, cuối cùng chị cũng tìm ra được cách, chị đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ nhà. Đó có vẻ là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong bữa tiệc đêm hôm nay.
Đặt 2 cái xúc xích vừa mua vào đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với con: “Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu!”
Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó, đợi chị xong việc thì tới đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ, thơm tho và đẹp đẽ quá mức. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn rồi bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương. Rồi nó cất giọng hát tự mừng cho mình.
Bữa tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, nên lúc gặp chị trong bếp thì hỏi. Chị trả lời ấp úng: “Không biết nó đã chạy đi đằng nào…”

Ông chủ nhìn chị Osin như có vẻ khó xử. Thế là ông lặng lẽ đi tìm. Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con đang hát vọng ra, ông mở cửa thì ngây người: “Cháu nấp ở đây làm gì? Cháu có biết đây là chỗ nào không?”
Thằng bé hồ hởi nói: “Đây là phòng ông chủ dành riêng cho cháu dự tiệc đêm nay, mẹ cháu bảo thế. Nhưng cháu lại muốn có ai đó ngồi cùng với cháu ở đây rồi cùng ăn cơ”.
Ông chủ nghe vậy, thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra. Ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống, cất giọng ấm áp nói với cậu bé: “Con hãy đợi ta nhé!”
Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy vui vẻ tự nhiên, còn ông sẽ bận tiếp một vị khách đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên chiếc đĩa to, rồi mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự. Thằng bé vui mừng mở cửa ra.
Ông bước vào: “Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé!”

Thằng bé vui sướng lắm. Thế là hai người người ngồi xuống sàn vừa ăn vừa trò chuyện rả rích với nhau, cả hai lại còn nghêu ngao hát nữa chứ.
Mọi người dự tiệc cũng đã biết, thế là liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người còn ngồi xuống cùng, hát những bài hát vui của trẻ nhỏ. Tất cả đều thật chân thành và ấm áp!
Nhiều năm tháng qua đi. Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có và vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng cậu không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Vì dù còn rất bé, nhưng cậu đã rất biết ơn ông chủ năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa trẻ 5 tuổi như thế nào!
Đọc thêm
“Bức thư gửi cho thượng đế” là câu chuyện ý nghĩa, giàu tính nhân văn giúp bạn hiểu rằng bản tính sẽ quyết định thái độ, mà thái độ chính là một trong những chìa khóa quan trọng giúp chúng ta thay đổi cuộc đời, sống những ngày vui vẻ bình yên
“Người thợ sơn thuyền” là câu chuyện thú vị, khuyên chúng ta hãy làm việc hết sức và có trách nhiệm với công việc của mình. Nếu có thể giúp được hãy sẵn lòng giúp đỡ.
“Mẹ lạnh lắm phải không?” là một câu chuyện ý nghĩa, đáng khâm phục về tình mẫu tử khiến nhiều người xúc động nghẹn ngào.
Tin liên quan
Vợ chồng đối đãi nhau như khách là một câu chuyện nhân văn sâu sắc, là bài học về đạo nghĩa, cách ứng xử giữa vợ chồng với nhau.
“Đừng chỉ mãi nhìn vào lỗi sai” là một câu chuyện nhân văn giúp bạn nhận ra rằng, đừng vội vàng phán xét một ai, muốn hiểu rõ một người hãy đặt mình vào vị trí của họ.
“Cúi xuống để tìm cơ hội ngóc đầu lên” – Là một bài học rất hay, mang tính nhân văn sâu sắc giúp ta hiểu hơn về cách làm người.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.