Bài học từ truyện ngắn "Khoai tây, trứng và cà phê"
Nghịch cảnh không phải là một tảng đá cản lối bước chân bạn mà chính là thềm đá nâng bước cao hơn.

Có một cô con gái phàn nàn với cha mình rằng cuộc sống của cô thật khốn khổ và cô chẳng biết làm thế nào để cải thiện điều đó. Cô đã luôn cố gắng chiến đấu nghịch cảnh. Tuy nhiên khi một vấn đề vừa được giải quyết thì lại có vấn đề khác ập tới.
Bố của cô – một đầu bếp, ông dẫn cô đi nhà ăn. Ông đặt ba cái nồi đầy nước lên bếp và đu. Khi cả ba nồi nước đã sôi, ông bỏ những củ khoai tây vào nồi thứ nhất, những quả trứng vào chiếc nồi tiếp theo và những hạt cà phê vào chiếc nồi cuối cùng. Người cha đặt chúng ngay ngắn trong nồi và tiếp tục đun, chẳng hề nói một lời với cô con gái. Cô gái trẻ liên tục than vãn và dường như đã mất hết kiên nhẫn, cô không ngừng tự hỏi cha mình đang làm gì. Sau hai mươi phút, người cha tắt bếp. Ông vớt khoai tây và trứng ra khỏi nồi và đặt chúng vào bát.
Riêng cà phê thì ông đổ vào một chiếc cốc. Quay về phía con gái, ông hỏi: “Thế nào con gái, con nhìn thấy gì?”
- Khoai, trứng và cà phê ạ - cô gái vội vàng trả lời.

“Lại gần hơn đi”, người cha nói, “và thử chạm vào khoai tây xem”. Cô gái làm theo và thấy chúng bị mềm ra. Người cha lại yêu cầu cô gái cầm trứng lên và bóc ra. Sau khi bóc hết lớp vỏ, cô gái thấy trứng đã chín và rất đặc. Cuối cùng, ông yêu cầu cô gái thử một ngụm cà phê. Hương thơm đậm đà của cà phê làm cô thích thú mỉm cười.
- Cha, thế chúng có nghĩa là gì? - cô gái hỏi.
Người cha giải thích rằng khoai tây, trứng và cà phê đều phải đối mặt với cùng gặp phải một thử thách – đó là nước sôi. Tuy nhiên, cách chúng bị ảnh hưởng lại khác nhau. Khoai tây mạnh mẽ, cứng rắn nhưng cũng vì quá cứng nhắc nên khi gặp nước sôi nó bị mềm và yếu đuối. Những quả trứng dễ vỡ, nếu cứ mãi được lớp vỏ mỏng manh bao bọc thì bên trong nó sẽ chỉ là chất lỏng yếu ớt. Chỉ tới khi gặp nước sôi thì bên trong quả trứng mới trở nên đặc và chắc chắn.
Tuy nhiên, chỉ có những hạt cà phê là thật đặc biệt. Khi bị đặt vào nước sôi, chúng đã tan thành nước và tạo nên sự mới mẻ.
- Thứ nào tương ứng với con - người cha hỏi cô gái. “Khi thử thách đến, con sẽ ứng phó thế nào. Giống như khoai tây, như trứng hay giống như cà phê?’’
Kết luận: “Trong cuộc sống, vấn đề xuất hiện ở quanh ta, xuất hiện với chúng ta, nhưng chỉ có duy nhất một vấn đề quan trọng là điều gì xảy ra với chính bản thân ta.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: Hãy hiền dịu bao dung với tất cả mọi người, trừ chính bạn
Đọc thêm
Đây là đoạn văn NLXH khá ấn tượng của bạn Trần Thị Thu Thảo (2016, Chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Hạ Long, TP. Hạ Long, Quảng Ninh) mà các bạn nên tham khảo.
Người đàn bà đáng nể - đây không chỉ là một câu chuyện mà còn là một bài học nhân văn sâu sắc cho chúng ta.
Các bạn học sinh đừng bỏ qua dạng đề này nhé vì chúng rất hay xuất hiện trong các đề thi.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.