NLXH 200 chữ: Sống như một hạt mầm, dám vươn mình lên cao

Đây là đoạn văn NLXH khá ấn tượng của bạn Trần Thị Thu Thảo (2016, Chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Hạ Long, TP. Hạ Long, Quảng Ninh) mà các bạn nên tham khảo. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐỀ BÀI:

Nhà thơ Xéc-gây Êxênin từng viết:

“Thà tôi cháy vèo trong gió

Còn hơn thối rữa trên cành”

Câu thơ trên khiến anh (chị) suy nghĩ gì về lối sống cần có của mỗi người.

BÀI VIẾT:

Trải qua hàng triệu năm tiến hóa cùng vô vàn thách thức của tạo hóa, con người xuất hiện trong vũ trụ bao la. Từ khi xuất hiện, con người đã ý thức được sự kì diệu của sự sống và luôn mong muốn sống tốt đẹp, sống có ý nghĩa. Để làm được điều đó, chúng ta cần sống hết mình cho hiện tại. Đó cũng là điều mà nhà thơ Xéc-gây Êxênin tâm niệm:

“Thà tôi cháy vèo trong gió

Còn hơn thối rữa trên cành”

Hai câu thơ của Xéc-gây Êxênin cô đọng, hàm súc mà hàm chứa đầy đủ thông điệp về lối sống mà con người cần có. Nhà thơ dùng hình ảnh “cháy vèo trong gió” thật gợi tả để thể hiện mong ước được sống hết mình, cống hiến tất cả những gì mình có cho cuộc đời.

nlxh-200-chu-song-nhu-mot-hat-mam-dam-vuon-minh-len-cao-0

Còn hình ảnh “thối rữa trên cành” là cách nói nhấn mạnh về sự vô ích, tầm thường, lụi tàn, héo hon. Đặc biệt Xéc-gây Êxênin còn khéo léo sử dụng cặp quan hệ từ “thà… còn hơn” để gây ấn tượng mạnh và làm nổi bật khao khát mãnh liệt được sống hết khả năng của mình dù phải chịu đau đớn m.ấ.t m.át còn hơn sống thụ động “t.h.ố.i r.ữ.a trên cành”. Từ đó, câu thơ gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ về lối sống đẹp: hãy dũng cảm sống hết mình, cháy lên những hoài bão chứ đừng sống hoài, sống phí. Sống hết mình là lối sống thể hiện sự dũng cảm, cống hiến trí tụê, sức lực vào những việc có ý nghĩa. Sống hết mình trong hiện tại, “cháy vèo trong gió” giúp bản thân mỗi người phát hiện và phát huy được năng lực tiềm ẩn, thỏa sức sáng tạo, cảm nhận được bao điều kì diệu của cuộc sống. Con người với hoài bão, ý chí không ngại khó khăn, sẵn sàng theo đuổi ước mơ của mình sẽ đạt được thành công. Đặc biệt, những người sống hết khả năng luôn được mọi người yêu mến bởi họ đã gieo vào chúng ta ánh sáng hi vọng, tiếp thêm cho chúng ta động lực vững vàng để đối diện với nghịch cảnh trong đời. Chắc hẳn, mỗi chúng ta đã hơn một lần thán phục chàng trai Nick Vujicic – biểu tượng của sức sống mãnh liệt. Nick sinh ra không may mắn bị kh.uy.ết tứ chi, song không vì thế mà anh tuyệt vọng “thố rữa trên cành”. Với lòng dũng cảm, tài năng, nghị lực phi thường, anh đã trở thành nhà diễn thuyết truyền động lực sống cho mọi người. Nick từng nói: “Tôi là một điều kì diệu. Bạn cũng là một điều kì diệu”. Thật đáng buồn, trong xã hội hiện nay có nhiều người đang sống tầm thường, vô ích “thối rữa trên cành”, luôn bị động, lười nhắc, sợ sệt thế giới xung quanh. Họ ỷ lại vào người khác, sống không mơ ước, không hoài bão, chán nản, tuyệt vọng. Mỗi người cần sống hết mình, “cháy vèo trong gió” bởi bạn có biết mỗi chúng ta sinh ra đã là một tuyệt tác của tạo hóa. Cơ thể chúng ta tuy nhỏ bé nhưng có sức mạnh kì lạ. Mỗi ngày, ta thở khoảng 23000 lần, nói khoảng 48000 từ và đặc biệt trái tim nhỏ bé của ta mỗi ngày đập 100000 lần, và có thể tạo ra áp suất đẩy máu đi xa tới 9 mét. Nếu không “cháy vèo trong gió” mà “t.h.ố.i r.ữ.a trên cành” chẳng phải đáng tiếc hay sao? Tôi từng nghe một câu chuyện về hai hạt giống. Chúng đã đến ngày nảy mầm, hạt giống thứ nhất vui vẻ cắm rễ sâu xuống đất. Còn hạt giống thứ hai lại sợ sệt và khuyên hạt giống thứ nhất dừng nảy mầm bởi trên mặt đất có biết sâu bọ phá hoại cậy, nếu nảy mầm sẽ phải chịu đau đớn. Hạt giống thứ nhất nghe vậy nhưng vẫn vươn mình lên cao đón nắng, bỏ mặc hạt giống thứ hai lười biếng. Cuối cùng, có một con gà đi qua đã ăn mất hạt giống lười biếng kia, còn hạt giống dũng cảm – hạt giống dám chịu đựng mọi đau đớn để vươn lên đang vui vẻ nô đùa cùng gió.

Thật vậy, trong cuộc sống nếu không cố gắng sống hết mình không những chẳng thể đạt được thành công mà còn gặp phải nguy hiểm. Song, con người sống hết mình chứ đừng nên mù quáng, không biết quý trọng bản thân. Mỗi người “sinh ra không phải để tan biến đi như hạt cát vô danh mà để in dấu trên mặt đất, in dấu trong tim người khác”. Bởi vậy, chẳng phải chúng ta nên học tập, rèn luyện không ngừng, nuôi dưỡng lòng dũng cảm, niềm tin, ý chí để sống hết mình hay sao? Trong cuốn “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”, tác giả có viết lời đề tựa: “Truyền thuyết kể về một con chim chỉ hót một lần nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi.

Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hót bài ca của mình và lao ngược vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi. Tiếng ca hân hoan ấy khiến cho cả thế gian phải lắng nghe, cả Thượng Đế trên cao cũng mỉm cười.

Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”. Mỗi lần đọc, tôi đều tự nhủ: Con người chỉ sống có một lần, có một thời tuổi trẻ, nếu không “cháy” hết mình thì đáng tiếc biết bao!

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Xem thêm: NLXH 200 chữ: Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ

Đọc thêm

"Tuổi trẻ giống như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay trở lại để được ướt mưa thêm lần nữa".

NLXH 200 chữ: Thăng trầm trong tháng năm tuổi trẻ
0 Bình luận

Helen Keller từng nói: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng”. Viết 1 đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.

NLXH 200 chữ: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng”
0 Bình luận

"Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ mà thôi", PGS.TS Văn Như Cương.

NLXH 200 chữ: Biển học là mênh mông sách vở chỉ là vùng biển gần bờ
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất